Thế giới

IMF và WB cần cải cách nhiều hơn để chống lại biến đổi khí hậu

ClockThứ Tư, 11/10/2023 16:08
TTH.VN - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây cho biết, bà ủng hộ và kêu gọi thúc đẩy nỗ lực cho vay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu.

Hội nghị Mùa xuân của IMF - WB sẽ diễn ra giữa bối cảnh kinh tế phức tạpCác tổ chức quốc tế lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấpIMF, WB, WFP và WTO kêu gọi hành động khẩn cấp về an ninh lương thựcIMF và WB điều chỉnh kế hoạch tổ chức Hội nghị mùa Xuân trước sự lây lan của COVID-19EU bỏ phiếu lựa chọn ứng viên cho cương vị Tổng Giám đốc IMF

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trong một phát biểu. Ảnh minh hoạ: AFP/Báo Tin tức 

Phát biểu bên lề cuộc họp thường niên của IMF và WB tại Maroc, bà Janet Yellen cho biết, để đối mặt với những thách thức mới, hệ thống cho vay toàn cầu đã và đang thay đổi theo thời gian.

“Dù vậy, vẫn phải thay đổi thêm một lần nữa để đáp ứng những thách thức toàn cầu cấp bách của thời đại chúng ta”, bà Janet Yellen nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, hội đồng thống đốc Ngân hàng Thế giới sẽ sớm thông qua một tầm nhìn mới nhằm “chấm dứt tình trạng nghèo đói trên hành tinh. Việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác đã và đang trở thành lẽ thường tình”. Trong đó, các thống đốc ngân hàng sẽ thông qua các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho vay của mình.

Theo bà Yellen, những cải cách và các biện pháp khác của các ngân hàng phát triển khu vực sẽ bổ sung tổng cộng ít nhất là 200 tỷ USD vào khả năng tài trợ. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới vẫn cần một sự thay đổi văn hoá để tăng tốc huy động khu vực tư nhân.

Tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen được đưa ra trong bối cảnh bà cảnh báo rằng chỉ tài trợ từ các ngân hàng phát triển đa phương (MDB) sẽ không đủ để đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp quốc, trong đó bao gồm mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

Đối với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Mỹ sẽ ủng hộ “công thức hạn ngạch phản ánh tốt hơn nền kinh tế toàn cầu, nhưng sự thay đổi về điều này chỉ có thể xảy ra trong khuôn khổ đã được thống nhất, dựa trên các nguyên tắc chung”. Hạn ngạch của IMF, dựa trên hiệu quả hoạt động kinh tế, sẽ xác định số tiền tài trợ mà một quốc gia phải cung cấp cho IMF, quyền biểu quyết và số tiền cho vay tối đa mà quốc gia đó có thể nhận được.

Mỹ vẫn ủng hộ việc tăng hạn ngạch một cách “tương xứng” nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho các nước đang phát triển mà không làm thay đổi việc phân bổ phiếu bầu.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Return to top