Thế giới

Ít nhất 15.000 người Philippines tham gia thử nghiệm vaccine của WHO

ClockThứ Năm, 07/01/2021 09:55
Ngày 6/1, một quan chức Chính phủ Philippines cho biết ít nhất 15.000 người dân nước này dự kiến tham gia chương trình thử nghiệm vắcxin ngừa COVID-19 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu.

Anh tiếp tục bước vào đợt phong tỏa nghiêm ngặt để chống dịch COVID-19Nga xem xét cấp giấy chứng nhận tiêm chủng ngừa Covid-19 phục vụ đi lại quốc tếẤn Độ chuẩn bị cấp phép sử dụng vaccine Covid-19 thứ 2Hơn 50 quốc gia triển khai chiến dịch tiêm chủng COVID-192020 - một năm rất khác

Tiêm chủng vaccine ngừa bệnh COVID-19. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo kế hoạch, chương trình này có thể sẽ bắt đầu trong tháng 1/2021.

Theo quan chức trên, Philippines và Colombia là hai quốc gia đầu tiên tham gia chương trình của WHO.

15.000 người Philippines tham gia chương trình này là những người đến từ khu vực đô thị Manila, tâm dịch COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này.

Cuộc thử nghiệm vaccine của WHO nhằm xác định tính an toàn và hiệu quả của ứng cử viên vaccine ngừa COVID-19.

Hiện Chính phủ Philippines đang thúc đẩy đàm phán với ít nhất 7 hãng bào chế vaccine ngừa COVID-19, trong đó có hãng dược Sinovac Biotech của Trung Quốc, Novavax, Pfizer và Johnson & Johnson của Mỹ, và Viện nghiên cứu Gamaleya của Nga, để mua vaccine.

Theo các cuộc đàm phán hiện nay, Philippines có thể mua ít nhất 148 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và hy vọng có thể đạt được thỏa thuận ngay trong tháng này.

Nếu mua được vaccine ngừa COVID-19, đến cuối năm 2021 sẽ có khoảng 50-70 triệu người Philippines có thể được tiêm chủng.

Theo số liệu thống kê mới nhất, Philippines hiện ghi nhận tổng cộng 480.737 ca nhiễm, trong đó 9.347 ca tử vong do COVID-19.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
Return to top