Thế giới

Khai thác khoáng sản cho năng lượng sạch đe dọa hàng nghìn loài động vật hoang dã

ClockThứ Hai, 12/08/2024 06:12
TTH - Hầu hết chúng ta đều thấy rõ rằng, vì lợi ích của hành tinh, chúng ta phải chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch hơn. Trong những năm gần đây, chính phủ nhiều nơi trên thế giới đã có động thái chung tay chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn. Xe điện hiện được xem như một giải pháp cho vấn đề rất nghiêm trọng về khí thải của xe cộ, trong khi năng lượng mặt trời và năng lượng gió là hy vọng lớn cho việc sản xuất điện sạch hơn.

Nạn săn bắt động vật hoang dã còn phức tạpChung tay bảo vệ động vật hoang dãNhiều cá thể động vật quý hiếm được thả về tự nhiên

Theo nghiên cứu, 4.642 loài động vật có xương sống trên toàn thế giới đang bị đe dọa bởi hoạt động khai thác khoáng sản. Ảnh minh họa: Scienmag 

Theo nhiều khía cạnh, đây là cách tiếp cận đúng đắn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở châu Âu, trung bình một chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện thải ra lượng CO2 chỉ bằng 1/3 so với xe tương đương chạy bằng xăng. Đây rõ ràng là tin tốt cho môi trường xung quanh và chất lượng không khí mà chúng ta hít thở.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố đã tiết lộ những tổn thất tiềm ẩn về môi trường và con người khi chúng ta chuyển sang năng lượng sạch.

Các thành phần chính của pin cung cấp năng lượng cho xe điện và xe hybrid (còn gọi là xe lai, sử dụng kết hợp giữa động cơ điện và động cơ xăng), và được chứa trong các tấm pin mặt trời và tua bin gió là coban và lithium. Được cho là đánh giá toàn cầu đầy đủ nhất từng được thực hiện về mối đe dọa đối với đa dạng sinh học từ hoạt động khai thác khoáng sản, nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology tuần này phát hiện ra rằng, các hoạt động khai thác đa dạng - bao gồm cả hoạt động khai thác khoáng sản thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh - thường diễn ra trong hoặc gần một số điểm nóng về đa dạng sinh học có giá trị nhất thế giới.

Theo các tác giả nghiên cứu, 4.642 loài động vật có xương sống khác nhau trên toàn thế giới đang bị đe dọa bởi hoạt động khai thác khoáng sản và trớ trêu thay, rủi ro lớn nhất đối với các loài đến từ việc khai thác các vật liệu cơ bản cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, chẳng hạn như lithium và coban. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc khai thác đá vôi – nguyên liệu cần thiết để sản xuất xi măng làm vật liệu xây dựng, cũng đang khiến nhiều loài gặp nguy hiểm.

Ngoài ra, nghiên cứu phát hiện ra rằng từ năm 2000 - 2018, hoạt động thăm dò hoặc khai thác mỏ đã khiến 78% các khu bảo tồn toàn cầu bị xuống cấp, thu hẹp quy mô hoặc mất các loài trong danh sách được bảo vệ.

Trong tất cả các loài động vật có xương sống, nghiên cứu phát hiện ra rằng cá có nguy cơ đặc biệt cao do khai thác khoáng sản (2.053 loài), tiếp theo là bò sát, lưỡng cư, chim và động vật có vú. Các loài phụ thuộc vào môi trường sống nước ngọt và các loài có phạm vi phân bố nhỏ có nguy cơ đặc biệt cao. Và mặc dù nghiên cứu không tính đến tác động của khai thác khoáng sản đối với động vật không xương sống hoặc thực vật, nhưng các tác giả tin rằng hoạt động này cũng nhiều khả năng là một “rủi ro đáng kể” đối với các nhóm kể trên.

Từ đó, các nhà nghiên cứu cho rằng chính phủ và ngành khai thác nên tập trung vào việc giảm ô nhiễm do khai thác gây ra để giảm thiểu tình trạng mất đa dạng sinh học liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The Guardian)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 9/11, Hạt Kiểm lâm TX. Hương Thủy phối hợp với Trường TH&THCS Dương Hòa (TX. Hương Thủy) tổ chức chương trình truyền thông với chủ đề Hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho học sinh nhà trường năm 2024.

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học
Các quần thể động vật hoang dã giảm 73% kể từ năm 1970

Ấn bản mới nhất của một đánh giá mang tính bước ngoặt do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) công bố vào ngày 10/10 cho biết, quần thể hoang dã của các loài động vật được theo dõi đã giảm hơn 70% trong nửa thế kỷ qua.

Các quần thể động vật hoang dã giảm 73 kể từ năm 1970
Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Ngày 19/7, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ, tổ chức truyền thông phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) cho các cơ sở gây nuôi ĐVHD.

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã
Thả khỉ đuôi lợn về rừng

Sau hơn 10 ngày chăm sóc kể từ khi tiếp nhận, cá thể khỉ đuôi lợn quý, hiếm được Hạt Kiểm lâm huyện Phú Vang thả về môi trường tự nhiên vào ngày 27/6.

Thả khỉ đuôi lợn về rừng
Return to top