Thế giới

Khoảng cách vaccine giữa các nước vẫn còn rất rộng

ClockChủ Nhật, 26/09/2021 15:00
TTH.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi mới đây cho biết, khoảng cách bất bình đẳng về vaccine COVID-19 rất rộng giữa các nước phát triển và đang phát triển đang là chủ đề phổ biến tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc (UNGA) khóa 76 tại New York.

Campuchia triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 6-11 tuổiIndonesia đàm phán với WHO để trở thành trung tâm vaccine toàn cầuIndonesia đặt mục tiêu tiêm 50 triệu liều vaccine trong 7 tuầnĐối tác của Moderna: Đơn hàng vaccine cho Đông Nam Á đã được đặt hết cho nămChâu Á - Thái Bình Dương chạy đua phát triển, sản xuất vaccine COVID-19 “nhà trồng”

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

“Về cơ bản, sự bất bình đẳng về vaccine giữa các nước phát triển và đang phát triển là rất lớn, rất rộng. Do đó, khoảng cách này phải được thu hẹp”, Bộ trưởng Retno Marsudi trả lời phóng viên trang CNA trong một phỏng vấn bên lề UNGA.

Trước hết, vấn đề là không đủ vaccine. Chúng cũng không được phân bố đồng đều cho những nơi cần thiết. Vì vậy, chính phủ các nước phát triển có nhiều vaccine, hoặc có vaccine nhiều hơn lượng cần dùng được yêu cầu chia sẻ vaccine cho các nước khác.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 6 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trên toàn thế giới, nhưng 80% trong số đó là tại các nước phát triển.

Do đó, các nước phát triển có thể chia sẻ nguồn cung của họ thông qua các cơ chế song phương hoặc Cơ sở Tiếp cận Vaccine Toàn cầu (COVAX) - một chương trình nhằm chia sẻ vaccine giữa các quốc gia.

Bà Retno Marsudi - cũng là một trong những đồng chủ tịch của Nhóm Cam kết Thị trường trước COVAX (COVAX-AMC EG) cho biết, mục tiêu ban đầu là tiêm chủng 2 tỷ liều vaccine COVID-19 trong năm nay. Tuy nhiên, do một số trở ngại như hạn chế, cấm xuất khẩu, Cơ chế COVAX chỉ có thể đảm bảo phân phối được 1,4 tỷ liều vào cuối năm nay.

Vì vậy, điều này có nghĩa là vẫn thiếu 30% so với mục tiêu đề ra. Do đó, các quốc gia còn thừa vaccine rất cần chia sẻ với các nước cần thêm vaccine để tiêm chủng cho người dân.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Hàn Quốc sẽ mở rộng hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển

Theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC), Hàn Quốc sẽ mở rộng các hoạt động của hội đồng hợp tác tài chính quốc tế của quốc gia này nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc mở rộng ra nước ngoài của các doanh nghiệp địa phương, cũng như giúp phát triển lĩnh vực tài chính của các quốc gia khác.

Hàn Quốc sẽ mở rộng hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển
Return to top