Thế giới

Đối tác của Moderna: Đơn hàng vaccine cho Đông Nam Á đã được đặt hết cho năm

ClockThứ Tư, 30/06/2021 10:04
TTH.VN - Zuellig Pharma, đối tác cung cấp vaccine COVID-19 của Moderna ở Đông Nam Á ngày 29/6 cho biết, các đơn đặt hàng vaccine trong khu vực gần như đã được đặt hết cho năm nay.

WHO: Những người được tiêm chủng đầy đủ cần tiếp tục đeo khẩu trangWHO: Cần tiêm nhắc vaccine COVID-19 hàng năm cho những người dễ bị tổn thương nhấtCOVID-19: Biến thể Delta có thể chiếm đến 90% số ca nhiễm mới ở EUSOM ASEAN+3: Nghiên cứu, phát triển vaccine COVID-19 an toàn, hiệu quảMỹ công bố chia sẻ khoảng 16 triệu liều vaccine COVID-19 với châu Á

Tính đến 8h54p ngày 30/6 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận hơn 182 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 3,9 triệu trường hợp tử vong. Ảnh minh họa: VGP.vn

Cụ thể, Giám đốc điều hành Zuellig John Graham trả lời phóng viên hãng Reuters: “Rất nhiều giao dịch đặt hàng vaccine được thực hiện hôm nay sẽ được hoàn thành vào năm 2022..., bởi nguồn cung vaccine Moderna cho năm 2021 đã cạn”.

Tuy nhiên, tình hình có thể thay đổi, tùy thuộc vào động lực của nguồn cung, Giám đốc Zuellig nhận định.

Thông tin được đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia vẫn đang vật lộn để đối phó với đại dịch. Cụ thể, Hội chữ thập đỏ ngày 29/6 thông tin, sự gia tăng về số ca nhiễm COVID-19 mới ở Indonesia được nhận định là đang trên bờ vực của “thảm họa”, khi biến thể Delta có khả năng dễ lây nhiễm hơn “thống trị” các ca nhiễm và làm “nghẹt thở” hệ thống bệnh viện ở quốc gia vốn đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch ở Đông Nam Á.

Theo đó, Indonesia đã báo cáo số ca nhiễm COVID-19 hằng ngày đạt mức cao kỷ lục, với hơn 20.000 ca ghi nhận trong những ngày gần đây, trong bối cảnh đợt dịch mới được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của các biến thể virus có khả năng lây nhiễm cao và sự gia tăng về các hoạt động đi lại sau tháng ăn chay của người Hồi giáo.

Jan Gelfand, người đứng đầu phái đoàn Indonesia của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm quốc tế (IFRC) cho biết: “Mỗi ngày, chúng ta lại thấy biến thể Delta đưa Indonesia đến gần hơn với bờ vực của thảm họa COVID-19”. Qua đó, ông Jan Gelfand cũng kêu gọi hành động vaccine phải được triển khai nhanh chóng hơn trên toàn cầu.

Ở Indonesia, tại một số nơi được chỉ định là “khu vực đỏ”, các bệnh viện ở đây đã rơi vào tình trạng quá tải. Thủ đô Jakarta cũng không nằm ngoài với 93% giường bệnh tính đến cuối tuần qua đã được lấp đầy.

Tình trạng ngày diễn ra khi các nhân viên y tế yêu cầu thắt chặt hạn chế để ngăn chặn tỷ lệ lây nhiễm tăng mạnh đến mức chưa từng có. Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia đang dẫn đầu việc triển khai những hạn chế nghiêm ngặt.

Siti Nadia Tarmizi, quan chức cấp cao của Bộ Y tế Indonesia cho biết: “Các bệnh viện đã kín bệnh nhân bởi sự gia tăng số ca nhiễm gây nên từ khả năng đi lại và việc tuân thủ các quy định y tế bị nới lỏng, ngoài ra cũng phải kể đến tác động từ biến thể Delta khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn”.

Được biết, hiện Indonesia đang thúc đẩy tiến trình tiêm chủng hàng loạt để ngăn chặn đại dịch. Song chỉ có 13,3 triệu trong tổng số 181,5 triệu người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 theo yêu cầu.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi cho biết, Nhật Bản sẽ gửi tặng 2 triệu liều vaccine của AstraZeneca vào tháng 7. Cho đến nay, Indonesia đã nhận được tổng cộng 104 triệu liều vaccine COVID-19.

Ngày 29/6, Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ cung cấp 1,05 triệu liều vaccine AstraZeneca cho Thái Lan và 1 triệu liều vaccine tương tự cho Philippines.

Trong khi đó, tại Ấn Độ, chính phủ nước này đã cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine COVID-19 của Moderna, khi Ấn Độ cũng đang nỗ lực thúc đẩy tiến trình tiêm chủng cũng bởi số ca nhiễm và tử vong tăng cao.

Quốc gia rộng lớn với dân số 1,3 tỷ người, chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng đột biến trong số ca nhiễm COVID-19 vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua đã đẩy hệ thống chăm sóc sức khỏe lên đến đỉnh điểm.

Như vậy, vaccine Moderna là loại vaccine thứ 4 được New Delhi chấp thuận sử dụng, sau vaccine Covishield của AstraZeneca và vaccine Covaxin – được phát triển bởi hãng dược Ấn Độ Bharat Biotech, cũng như vaccine Sputnik V của Nga.

Thành viên của Cơ quan Tư vấn chính phủ NITI Anog Vinod K Paul cho biết, việc phê duyệt sử dụng vaccine này sẽ mở đường cho các loại vaccine khác do nước ngoài sản xuất được nhập khẩu vào Ấn Độ.

Kể từ khi chương trình tiêm chủng quy mô lớn được triển khai từ tháng Giêng, Ấn Độ đã tiêm gần 327 triệu liều vaccine COVID-19, nhưng chỉ 6% dân số trưởng thành của nước này – tức 57 triệu người đã được tiêm đầy đủ 2 mũi.

Ấn Độ là quốc gia có số người nhiễm COVID-19 cao thứ 2 thế giới, với hơn 30 triệu ca nhiễm và gần 399.000 bệnh nhân đã tử vong.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Return to top