Thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương:

Khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng làm suy yếu tiến trình giảm nghèo

ClockThứ Sáu, 25/08/2023 11:00
TTH.VN - Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng do lạm phát leo thang hồi năm ngoái, kết hợp với những tác động kéo dài của đại dịch COVID-19, đang tiếp tục đẩy người dân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào tình trạng nghèo đói cùng cực, theo một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

ADB dự báo các nền kinh tế Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phục hồiTrao quyền kinh tế cho phụ nữ có sự cải thiện, nhưng khoảng cách giới vẫn tồn tạiADB: Các nước châu Á cần hợp tác để tăng tốc phục hồi du lịch

 Người dân xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ tại tỉnh Sindh, Pakistan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, báo cáo về những chỉ số chính cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 được công bố ngày 24/8 cho biết, có khoảng 155,2 triệu người ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển, tương đương 3,9% dân số của khu vực này đã sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực trong năm ngoái. Con số này cao hơn 67,8 triệu người so với trường hợp không xuất hiện đại dịch và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng. Nhận định về vấn đề này, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park cho rằng: “Châu Á - Thái Bình Dương đang dần phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhưng cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng đang cản trở tiến trình xóa đói giảm nghèo”.

“Bằng cách tăng cường các mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo, thúc đẩy đầu tư và đổi mới sáng tạo, tạo ra những cơ hội tăng trưởng và việc làm, các Chính phủ trong khu vực có thể trở lại đúng hướng”, ông Albert Park nói thêm. Theo đó, người nghèo bị tổn thương nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng, bởi vì họ ít có khả năng hơn trong việc chi trả những mức giá cao hơn đối với các nhu yếu phẩm, chẳng hạn như thực phẩm và nhiên liệu.

Sự gia tăng của giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ cơ bản khiến nhiều người nghèo không thể tiết kiệm tiền, cũng như chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe, hoặc đầu tư vào giáo dục và các cơ hội khác có thể cải thiện tình trạng của họ trong dài hạn. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có thể bị ảnh hưởng một cách không cân xứng, vì họ có xu hướng kiếm được ít tiền hơn so với nam giới. Vào năm 2021, ADB ước tính rằng, đại dịch đã đẩy thêm 75 - 80 triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực, so với các dự báo trước đại dịch.

Các nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tiếp tục đạt được tiến bộ trong cuộc chiến chống đói nghèo. Tuy nhiên, đến năm 2030, ước tính khoảng 30,3% dân số của khu vực này, tương đương khoảng 1,26 tỷ người vẫn sẽ được xem là dễ bị tổn thương về kinh tế.

Nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng, các Chính phủ ở châu Á - Thái Bình Dương có thể tăng cường các hệ thống bảo trợ xã hội, tăng cường sự hỗ trợ đối với phát triển nông nghiệp, cải thiện khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ tài chính, đồng thời ưu tiên những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng, và thúc đẩy đổi mới sáng tạo về công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, báo cáo của ADB lưu ý.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Adb.org)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Đồng bộ giải pháp giảm nghèo

Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ (TP. Huế) đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10/2024.

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo

Tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) trong 9 tháng đầu năm 2024, qua rà soát đến thời điểm hiện tại, số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện là 565 hộ; trong đó, có 358/477 hộ cận nghèo, 207/196 hộ nghèo (vượt so với chỉ tiêu đăng ký đầu năm). Đây là minh chứng cho sự nỗ lực, đồng lòng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Phú Vang.

Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo
Return to top