Thế giới

ADB dự báo các nền kinh tế Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phục hồi

ClockThứ Năm, 03/08/2023 14:32
TTH.VN - Các nền kinh tế ở khu vực Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 3,3% trong năm 2023, và 2,8% vào năm 2024, trong bối cảnh tiểu vùng này tiếp tục phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Chủ tịch ADB kêu gọi hành động khí hậu mạnh mẽ hơn trong khu vựcADB: Các nước châu Á cần hợp tác để tăng tốc phục hồi du lịch

leftcenterrightdel
 Trụ sở của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại thủ đô Manila, Philippines. Ảnh minh họa: Bworldonline/TTXVN

Đây là dự báo vừa được đưa ra trong bản cập nhật mới nhất của báo cáo Giám sát Kinh tế Thái Bình Dương (PEM) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày hôm nay (3/8).

Trong đó, Tổng Giám đốc ADB khu vực Thái Bình Dương, bà Leah Gutierrez cho biết: “Việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại liên quan đến đại dịch vừa qua đã cho phép các hoạt động kinh tế, chẳng hạn như du lịch và việc triển khai các dự án cơ sở hạ tầng công cộng, được tiếp tục một cách mạnh mẽ”.

Ngoài ra, bà Leah Gutierrez cũng lưu ý, triển vọng của khu vực Thái Bình Dương có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro, chẳng hạn như sự nhạy cảm với giá cả hàng hóa quốc tế và tính dễ bị tổn thương kéo dài trước thiên tai. Trong đó, Tổng Giám đốc ADB khu vực Thái Bình Dương nhấn mạnh, ADB sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các Chính phủ trên khắp Thái Bình Dương, để giúp giảm thiểu những rủi ro này, đồng thời khôi phục các thành tựu phát triển và hỗ trợ tăng trưởng bền vững và toàn diện trong tiểu vùng này.

Cũng theo báo cáo nói trên, những rủi ro ngắn hạn khác đối với triển vọng của Thái Bình Dương bao gồm sự không chắc chắn xung quanh việc nối lại các dự án đầu tư công bị đình trệ, cũng như sự phục hồi không đồng đều của ngành du lịch quan trọng.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Adb.org)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

UNCTAD Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số
Phục hồi ngành công nghiệp, tạo đà tăng trưởng

Chỉ số phát triển công nghiệp IIP tăng so với cùng kỳ, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng khá cao đã tạo ra chỉ dấu tốt.

Phục hồi ngành công nghiệp, tạo đà tăng trưởng
Nhu cầu điện toàn cầu dự báo tăng mạnh trong năm 2024 và 2025

Theo báo cáo mới nhất vừa được Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố, tăng trưởng nhu cầu điện toàn cầu vào năm 2024 và năm 2025 được dự báo nằm trong số những mức tăng cao nhất trong 2 thập kỷ qua, và riêng năng lượng mặt trời dự kiến sẽ đáp ứng một nửa mức tăng này.

Nhu cầu điện toàn cầu dự báo tăng mạnh trong năm 2024 và 2025
KHU VỰC CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN:
Dự báo tăng trưởng được nâng lên nhờ xuất khẩu công nghệ

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển trong năm 2024, nhờ xuất khẩu liên quan đến công nghệ được cải thiện ở Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), cũng như nhu cầu nội địa mạnh mẽ trên toàn khu vực.

Dự báo tăng trưởng được nâng lên nhờ xuất khẩu công nghệ
Return to top