Thế giới

Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu sẽ ngày càng trầm trọng

ClockThứ Năm, 01/12/2022 15:01
Châu Âu đang lâm vào thế khó do đường ống dẫn khí đốt của Nga cơ bản bị ngừng hoạt động và trong ngắn hạn, hầu như không có giải pháp để thay thế. Do đó, dự báo khủng hoảng khí đốt của EU sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Châu Âu đón 'Giáng sinh buồn' do chi phí năng lượng tăng caoTăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến giảm vào năm 2023Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Người tiêu dùng đối mặt với mùa đông khó khăn phía trướcCác bộ trưởng năng lượng EU đạt thỏa thuận về mua chung khí đốt

Ảnh minh hoạ

Theo hãng tin n-tv.de (Đức), Đức tuyên bố sẽ tăng đáng kể thuế đối với điện và năng lượng sưởi ấm. Đối với khí đốt, người dùng sẽ phải trả thêm 54% và đối với điện, tỷ lệ thậm chí nhiều hơn là 61%. Thay đổi thuế này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2023. Các nhà cung cấp năng lượng giải thích quyết định trên là do Nga ngừng cung cấp khí đốt thông qua đường ống dẫn khí đốt Nord Stream, vốn bị hư hại. 

Do đó, cũng như các biện pháp trừng phạt mà Ba Lan áp đặt đối với đường ống dẫn khí đốt Yamal-châu Âu, thị phần của Nga trên thị trường khí đốt châu Âu đã giảm từ 40% xuống còn 9%. Hiện tại, khí đốt Nga được cung cấp cho châu Âu thông qua hệ thống trung chuyển khí đốt (GTS) ở Ukraine và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.

Châu Âu đang tìm cách thay thế khí đốt qua đường ống của Nga bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Trung Đông. Sebastian Gulbis, một chuyên gia tại công ty tư vấn Enervis có trụ sở tại Berlin, cho rằng nhu cầu LNG ngày càng tăng của châu Âu đang dẫn đến tình trạng thiếu các cơ sở tái hóa khí và kho cảng LNG ở châu Âu. Lượng khí mà các nước sản xuất LNG không thể tăng nhanh và cũng không thể đáp ứng nhu cầu.

Ngoài ra, châu Âu thiếu các đường ống dẫn khí để bơm khí đốt từ các cảng tái hóa khí, hiện nằm chủ yếu ở bờ biển Địa Trung Hải, vào sâu trong lục địa. Nhu cầu đang vượt xa nguồn cung, điều này đang đẩy giá LNG lên cao.

Một vấn đề khác là trong hai thập kỷ qua, châu Âu đặt mục tiêu chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế, chủ yếu là hydro. Theo quan điểm của ông Gulbis, Qatar đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ ba thế giới và nước này sẵn sàng thay thế nguồn cung khí đốt của Nga ở châu Âu, nhưng nhấn mạnh vào các thỏa thuận dài hạn. Nhưng EU lại chưa sẵn sàng kí các thỏa thuận dài hạn về nguồn cung cấp khí đốt từ Qatar.

Trong khi đó, tương lai hydro của châu Âu vẫn còn là một câu hỏi. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đến năm 2030, mức tiêu thụ hydro của thế giới sẽ vào khoảng 90 triệu tấn mỗi năm. Và đến năm 2050, nó sẽ tăng lên gần 300 triệu tấn.

Gần đây, Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck đã ký một thỏa thuận với Canada để cung cấp cho Berlin một lượng hydro xanh đáng kể từ năm 2025. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Canada vẫn chưa có bất kỳ cơ sở hạ tầng nào để sản xuất hydro, chẳng hạn như: trang trại gió để sản xuất điện xanh, nhà máy phân hủy nước bằng điện phân và khử muối sơ bộ (liên quan đến nước biển).

Hơn nữa, Canada không có hệ thống cung cấp hydro thu được đến các cảng đặc biệt, vốn cũng chưa được xây dựng ở Canada. Một thực tế hiện nay là không có trạm tiếp nhận hydro ở châu Âu, chưa kể đến nhu cầu xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn thống nhất cho việc sản xuất và truyền tải hydro.

Như vậy, châu Âu đang lâm vào thế khó do đường ống dẫn khí đốt của Nga cơ bản bị ngừng hoạt động và trong ngắn hạn, hầu như không có giải pháp để thay thế. Điều này cũng đang buộc ngành công nghiệp châu Âu phải giảm sản xuất, nguy cơ đến hiện tượng xã hội như thất nghiệp hàng loạt.

Về lâu dài, nhu cầu của châu Âu về hydro đòi hỏi cần có sự đầu tư đáng kể vào việc tạo ra các trạm để tiếp nhận và các đường ống đặc biệt để vận chuyển, vì không thể sử dụng các đường ống dẫn khí hiện có (vốn đã thiếu) do tính đặc biệt của loại khí này.

Trong một kịch bản lạc quan, ngay cả Nga cũng sẽ không thể giúp châu Âu về hydro. Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học kinh tế Andrey Konoplyanik, chuyên gia người Nga trong lĩnh vực năng lượng, không có khả năng nào khác xuất khẩu hydro từ Nga sang châu Âu, ngoại trừ việc trộn nó vào hệ thống GTS hiện có của công ty Gazprom. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi hiện đại hóa tốn kém, thậm chí có thể hủy hoại đường ống và thường tạo ra những hậu quả tiêu cực mang tính hệ thống đối với việc xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. 

Theo Tuoitre 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine
Return to top