Thế giới

Khủng hoảng khí hậu: Băng tan đạt mức “kịch bản tồi tệ nhất”

ClockThứ Tư, 02/09/2020 14:53
TTH.VN - Các tảng băng ở Greenland và Nam Cực đang tan chảy với tốc độ của dự báo kịch bản xấu nhất của các nhà khoa học khí hậu và làm mực nước biển toàn cầu dâng lên thêm 1,8cm trong hai thập kỷ vừa qua.

Biến đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của ASEANBiến đổi khí hậu - cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu

 Nước biển dâng cao đang đe dọa khu vực đồng bằng ven biển của Việt Nam, đặc biệt là Cà Mau. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Các nhà nghiên cứu ở Anh và Đan Mạch cảnh báo, mực nước biển sẽ tăng thêm 17cm và khiến 16 triệu cư dân ven biển phải chịu nguy cơ lũ lụt hàng năm nếu tình trạng ấm lên toàn cầu tiếp tục diễn ra.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Leeds và Viện Khí tượng Đan Mạch, hiện tượng băng tan ở Greenland đã làm các đại dương trên thế giới dâng cao thêm 10,6mm kể từ khi các tảng băng này được bắt đầu theo dõi bằng vệ tinh vào thập niên 90. Trong khi đó, băng ở Nam Cực đã góp sức làm cho quá trình dâng cao này thêm 7,2mm. Các con số đo dạc mới nhất cho thấy các nước biển trên thế giới hiện đang dâng cao 4mm mỗi năm.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tom Slater - một nhà nghiên cứu khí hậu tại Trung tâm Quan sát và Mô hình hóa Địa cực tại Đại học Leeds cho biết: “Mặc dù chúng tôi dự đoán lượng băng tan chảy của các tảng băng sẽ ngày càng tăng do quá trình ấm lên của đại dương và bầu khí quyển, nhưng tốc độ chúng tan chảy đã tăng nhanh hơn chúng ta có thể tưởng tượng”.

Mực nước biển toàn cầu hầu hết đều tăng do một cơ chế gọi là giãn nở nhiệt, có nghĩa là thể tích nước biển nở ra khi nó ấm lên. Nhưng trong 5 năm qua, nước từ các tảng băng tan chảy và các sông băng trên núi đã trở thành nguyên nhân chính khiến các đại dương dâng cao.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Independent)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top