Thế giới

Kỹ năng kỹ thuật số là rất quan trọng khi tìm việc và làm việc ở châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Hai, 10/10/2022 08:37
TTH.VN - Theo nội dung báo cáo chung của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Linkedln, nhu cầu về kỹ năng kỹ thuật số đang gia tăng ở châu Á - Thái Bình Dương, với 75% các nhà tuyển dụng ở 4 quốc gia tham gia khảo sát báo cáo sự gia tăng trong nhu cầu tuyển dụng nhân viên mới có kỹ năng kỹ thuật số, ghi nhận trong 5 năm qua.

Đan Mạch dẫn đầu bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh kỹ thuật sốCông nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích lớn ở các nước kém phát triển nhấtKết nối ASEAN là chìa khóa cho thịnh vượngASEAN đứng trước sự thiếu hụt lớn các kỹ năng an ninh mạngVượt qua “đại dịch thông tin” ở ASEAN

Trau dồi kỹ năng kỹ thuật số, phát triển bản thân thích hợp với thời đại là cách thức để nâng cao cơ hội làm việc cho người lao động. Ảnh minh họa: Sài Gòn Giải phóng Online

Cụ thể, báo cáo Việc làm kỹ thuật số và Kỹ năng Kỹ thuật số: Bối cảnh thay đổi ở châu Á - Thái Bình Dương nêu bật rằng, kỹ năng số cơ bản hiện nay đang trở nên rất cần thiết và những người có kỹ năng kỹ thuật số cao hơn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy, nhu cầu tuyển dụng nhân viên có kỹ năng kỹ thuật số đang phục hồi trong giai đoạn đại dịch.

Trong đó, nền kinh tế kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, với thương mại điện tử dự kiến đạt 2 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Khi chuyển đổi kỹ thuật số định hình lại việc làm trong khu vực, nhu cầu cấp thiết phải đầu tư vào kỹ năng và tài năng kỹ thuật số. Khi các kỹ năng kỹ thuật số ngày càng nổi bật, phải đảm bảo rằng các hệ thống giáo dục đang giúp thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, hoặc những ai bị gạt ra bên lề xã hội.

Được biết, hầu hết các nhà tuyển dụng ở Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia và Philippines hiện coi các kỹ năng kỹ thuật số như một kỹ năng cần thiết phải thành thạo, với các công cụ cộng tác hoặc kỹ năng Internet cơ bản cho thương mại là những kỹ năng cần thiết tại nơi làm việc. Những kỹ năng nâng cao như viết mã hoặc lập trình cũng đang được cải thiện. Các nhà tuyển dụng tham gia khảo sát cho biết, trong 5 năm qua, họ yêu cầu 8/10 nhân viên tuyển dụng phải có ít nhất là kỹ năng và kiến thức kỹ thuật số cơ bản. Đồng thời, 4/10 người được tuyển dụng phải có kỹ năng kỹ thuật số nâng cao.

Đại dịch COVID-19 đã và đang thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ trong cách làm việc của mọi người. Chuyển đổi kỹ thuật số thúc đẩy nhu cầu về việc làm kỹ thuật số và kỹ năng kỹ thuật số, xu hướng này sẽ tiếp tục, giới chuyên gia nhận định. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên kỹ năng để tuyển dụng và phát triển nhân tài. Cùng lúc, người lao động cũng phải trau dồi tư duy, phát triển tư duy và áp dụng phương pháp học hỏi suốt đời. Đây là cách phù hợp để tiếp tục tạo cơ hội cho mọi thành viên của lực lượng lao động toàn cầu.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 làm gián đoạn thị trường lao động, kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu đang ngày càng tăng đối với những người có kỹ năng giúp các công ty và doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Đồng thời, học tập trực tuyến cũng chứng kiến sự tăng trưởng chưa từng thấy. 89% những người tham gia khảo sát nhất trí rằng chứng chỉ kỹ thuật số sẽ trở thành một phần quan trọng của giáo dục đại học. Hầu hết các thông tin và chứng nhận năng lực, kỹ năng kỹ thuật số đều được cho là sẽ bổ sung vào các bằng cấp truyền thống và sẽ đóng một vai trò quan trọng khi ứng tuyển vào các vị trí đầu vào trong các lĩnh vực quan trọng.

Hiện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang hợp tác với các quốc gia đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương để nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo kỹ thuật và các chương trình phát triển kỹ năng. Ngân hàng đang đặt mục tiêu mở rộng đầu tư vào hoạt động giáo dục kỹ năng kỹ thuật số từ 5% như hiện nay lên khoảng 10% vào năm 2024.

Đan Lê (Lược dịch từ ADB News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Hướng dẫn tìm việc nhanh 24h Gia hạn Chữ ký số HSM giá rẻMáy ảnh Fujifilm X-T4 cũ

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp người khuyết tật tiếp cận cơ hội việc làm

Muốn người khuyết tật, đối tượng yếu thế hòa nhập cộng đồng, chúng ta cần chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, giải quyết việc làm cho họ. Đó là quan điểm của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bên cạnh yêu cầu về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội cho người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp khác.

Giúp người khuyết tật tiếp cận cơ hội việc làm
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top