Thế giới

Lần đầu tiên, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ngừng gia tăng

ClockThứ Năm, 19/12/2019 08:38
TTH.VN - Số nam giới hút thuốc và sử dụng thuốc lá đã lần đầu tiên ngừng tăng lên, đánh dấu một bước ngoặt trong đại dịch toàn cầu đã giết chết hàng chục triệu người trong nhiều thập kỷ qua, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sáng nay (19/12).

Philippines mạnh tay chống thuốc lá điện tửÁo chính thức áp dụng lệnh cấm hút thuốc trong nhàIndonesia dự kiến tăng thuế thuốc lá lên mức kỷ lục vào năm 2020Nhật Bản: Tỉ lệ hút thuốc thụ động tại công sở giảm xuống dưới 30%WHO: Cần thêm nhiều hành động trong cuộc chiến chống thuốc lá toàn cầu

 

Số nam giới hút thuốc và sử dụng thuốc lá đang lần đầu tiên ngừng gia tăng. Ảnh minh hoạ: Indian Express/VOV

Số nam giới hút thuốc và sử dụng thuốc lá đã lần đầu tiên ngừng tăng lên, đánh dấu một bước ngoặt trong đại dịch toàn cầu đã giết chết hàng chục triệu người trong nhiều thập kỷ qua, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sáng nay (19/12).

Theo WHO, sự thay đổi trong xu hướng hút thuốc toàn cầu cho thấy những nỗ lực của các chính phủ trong việc kiểm soát thuốc lá đang phát huy tác dụng trong việc "cứu sống, bảo vệ sức khỏe con người và đánh bại thuốc lá".

"Trong nhiều năm nay, chúng ta đã chứng kiến ​​số lượng nam giới sử dụng các sản phẩm thuốc lá tăng lên đều đặn. Nhưng giờ đây, lần đầu tiên, tỷ lệ nam giới sử dụng thuốc lá đã chừng lại, do các chính phủ thắt chặt các điều luật nghiêm ngặt hơn trong ngành công nghiệp thuốc lá", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh trong một tuyên bố. Theo đó, WHO cũng cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước để duy trì xu hướng giảm này.

Hút thuốc gây ung thư phổi và các bệnh về đường hô hấp khác, đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ chính của các bệnh tim mạch như đột quỵ và bệnh tim, ung thư miệng, vòm họng và các loại ung thư khác.

Theo dữ liệu của WHO, mỗi năm có hơn 8 triệu người chết vì sử dụng thuốc lá.  Hơn 7 triệu ca tử vong là do sử dụng thuốc lá trực tiếp trong khi khoảng 1,2 triệu người còn lại là những người hút thuốc thụ động, hít phải khói thuốc lá.

Năm 2018, số người hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá trên toàn thế giới giảm hơn 60 triệu người so với năm 2000, báo cáo của WHO cho biết, với tổng số người sử dụng thuốc lá giảm xuống còn 1,337 tỷ người trên toàn cầu vào năm 2018 từ mức 1,394 tỷ vào năm 2000.

Sự suy giảm này trước đây chủ yếu do sự suy giảm tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái hút thuốc, trong khi số nam giới sử dụng thuốc lá vẫn tăng khoảng 40 triệu người, đạt 1,093 tỷ người trong giai đoạn 2000-2018. Nhưng báo cáo mới nhất này cho thấy số nam giới sử dụng thuốc lá đã ngừng tăng và dự kiến ​​sẽ giảm. Theo báo cáo, vào năm 2020, số người sử dụng thuốc lá nói chung, cả nam và nữ, sẽ giảm hơn 10 triệu người so với năm 2018 và đến năm 2025, con số đó sẽ giảm thêm 27 triệu người nữa.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters) 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Để giảng đường không khói thuốc lá

Với nhiều biện pháp tích cực, nhiều trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Huế (ĐHH) đã hạn chế tối đa cán bộ, giảng viên, sinh viên hút thuốc lá trên giảng đường.

Để giảng đường không khói thuốc lá
Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu?

Gần đây, các sản phẩm thuốc lá nung nóng (TLNN) đã xuất hiện và nhanh chóng thu hút sự chú ý, đặc biệt là ở giới trẻ, với hứa hẹn giảm thiểu tác hại hơn thuốc lá điếu truyền thống. Sự thật như thế nào?

Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top