Thế giới

Lãnh đạo Campuchia tái khẳng định đề xuất thành lập Ban thư ký ASEAN

ClockThứ Bảy, 17/09/2022 09:53
TTH.VN - Mới đây Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tái khẳng định sẵn sàng thành lập Ban thư ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Hiệp định thương mại RCEP có hiệu lực đối với Hàn QuốcThái Lan thúc đẩy tiến trình phê chuẩn RCEP lên Ban Thư ký ASEAN

Một Ban thư ký RCEP là điều cần thiết để thúc đẩy giám sát việc thực hiện hiệp định. Ảnh minh họa: Báo Thế giới & Việt Nam

Phát biểu được thủ tướng đưa ra tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 54 (AEM-54) và các cuộc họp liên quan diễn ra tại Siem Reap ngày 14/9.

Để tối đa hóa lợi ích của hiệp định RCEP, các nước thành viên cần nỗ lực thực hiện cam kết của mình và tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường hơn nữa bằng cách thu hút các nền kinh tế lớn khác tham gia vào hiệp định này, Thủ tướng Hun Sen cho biết.

Cũng theo Thủ tướng, hiệp định RCEP cần có một ban thư ký có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc điều phối, thúc đẩy và giám sát việc thực hiện hiệp định này. Do đó Campuchia tiếp tục dành sự quan tâm đến việc thành lập ban thư ký của Hiệp định.

Thủ tướng Hun Sen lần đầu tiên bày tỏ ý định của Campuchia về việc thành lập ban thư ký tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 55 diễn ra vào tháng 8 tại Phnom Penh.

Được ký kết vào tháng 11/2020, RCEP, khối thương mại lớn nhất thế giới gồm 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. RCEP chiếm khoảng 30% tổng GDP của thế giới, bao phủ 2,2 tỷ dân.

Với quy mô GDP 26,2 nghìn tỷ USD, RCEP kiểm soát 28% thương mại toàn cầu. Hội nghị Bộ trưởng RCEP đầu tiên dự kiến sẽ được tổ chức tại thành phố Siem Reap vào ngày 18/9.

Người phát ngôn Bộ Thương mại Campuchia Penn Sovicheat  trả lời phóng viên báo Khmer Times rằng, Hội nghị Bộ trưởng RCEP dự kiến sẽ thảo luận về việc thành lập một ban thư ký độc lập.

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 54 (AEM-54) và các cuộc họp liên quan khai mạc vào ngày 14/9 đang thảo luận về tiến trình hội nhập của cộng đồng kinh tế khu vực, cũng như khả năng phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19, đồng thời thảo luận sâu hơn về tình trạng lạm phát toàn cầu gia tăng và nhiều vấn đề khác.

Trong một diễn biến khác có liên quan, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng đề cập đến đề xuất của Campuchia về việc thiết lập Thỏa thuận Xanh ASEAN, đặc biệt là khi ông tin tưởng rằng thỏa thuận sẽ giúp khu vực từng bước hướng tới một tương lai xanh với tính bền vững, khả năng phục hồi, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và khả năng cạnh tranh kinh tế.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết

Tối 1/9, chương trình cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) đã diễn ra tại ba điểm cầu Khu lưu niệm Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải Quân (phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết
KỶ NIỆM 70 NĂM KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH GENÈVE (21/7/1954 – 21/7/2024)
Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán

Với kinh nghiệm quý báu từ Hội nghị Genève, cùng trí tuệ và bản lĩnh ngoại giao sắc bén, Đại sứ Hà Văn Lâu góp phần rất lớn đưa đến sự thắng lợi trên bàn đàm phán Paris, buộc Mỹ phải chấp nhận rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ vào mùa Xuân 1975 lịch sử.

Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán
Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)
Khẳng định khát vọng hòa bình và độc lập

Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, là minh chứng cho ý chí vững vàng và khát vọng hòa bình, độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva, các chuyên gia, học giả nước ngoài đã nhấn mạnh tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của hiệp định này đối với tiến trình cách mạng Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Khẳng định khát vọng hòa bình và độc lập
Hợp tác thương mại kỹ thuật số: Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN

Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể cho thấy một số bước phát triển lớn để hợp tác trong nền kinh tế kỹ thuật số vào cuối quý III năm nay, nhờ những tiến triển trong các cuộc đàm phán được thực hiện bởi nhóm làm việc chung của hai khối. Đây là nhận định được ông Chris Humphrey, Giám đốc Điều hành Hội đồng doanh nghiệp EU - ASEAN (EU - ABC) đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên Tạp chí The Business Times.

Hợp tác thương mại kỹ thuật số Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN
Sau 2 năm, RCEP vẫn thúc đẩy tăng cường thương mại trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng

Hãng tin Global Times cho biết, vào ngày 1/1/2024, nhân kỷ niệm 2 năm thiết lập hiệp định, các chuyên gia Trung Quốc mới đây đã dành nhiều lời ca ngợi vai trò quan trọng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong việc thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại khu vực, bất chấp chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.

Sau 2 năm, RCEP vẫn thúc đẩy tăng cường thương mại trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng
Return to top