Thế giới

Lãnh đạo thế giới kêu gọi các nước nhanh chóng phê chuẩn Hiệp định về Biển cả

ClockThứ Tư, 17/04/2024 15:05
TTH.VN - Liên minh châu Âu (EU) và chính phủ của 13 quốc gia và vùng lãnh thổ mới đây đã kêu gọi ưu tiên phê chuẩn hiệp định của Liên hợp quốc (LHQ) nhằm bảo vệ các đại dương trên thế giới khỏi nạn đánh bắt quá mức và các hoạt động khác của con người.

Căng thẳng nhiệt khiến các rạn san hô trên thế giới rơi vào khủng hoảngCOP28 thúc đẩy tài chính và đoàn kết toàn cầu vì rừng và Đại dương

 Hiệp định về Biển cả, dấu mốc về hợp tác để các nước cùng nhau duy trì và phát triển thiên nhiên. Ảnh minh họa: AFP/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cụ thể, EU, Bỉ, Bermuda, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hàn Quốc, Nigeria, Palau, Philippines và Seychelles cam kết Hiệp định về “Biển cả” sẽ nhanh chóng đạt được 60 phê chuẩn cần thiết để có hiệu lực tại hội nghị “Đại dương của chúng ta”, sự kiện được tổ chức ở Athens vào tuần này.

Hiệp định toàn cầu được đưa ra nhằm bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng biển khơi đã được LHQ chính thức thông qua vào năm ngoái và được coi là một công cụ quan trọng để đạt được mục tiêu bảo vệ 30% diện tích đất và biển của Trái đất vào năm 2030, được gọi là “30 by 30”.

Cho đến nay, 4 quốc gia gồm Palau, Chile, Belize và Seychelles đã chính thức phê chuẩn hiệp định, trong khi 89 quốc gia và vũng lãnh thổ khác đã ký kết và bày tỏ ý định phê chuẩn hiệp định.

Quan chức môi trường hàng đầu của EU mới đây thông tin, EU cam kết chi 3,5 tỷ euro để bảo vệ đại dương và thúc đẩy sự bền vững thông qua một loạt các sáng kiến trong năm nay.

Theo thống kê, tổng cộng hơn 400 cam kết mới trị giá 10 tỷ USD đã được công bố trong khuôn khổ hội nghị.

40 cam kết của EU, được công bố trong kỳ hội nghị thường niên, có thể kể đến như từ chống ô nhiễm biển đến hỗ trợ nghề cá bền vững và đầu tư vào nền kinh tế xanh, sử dụng bền vững tài nguyên biển và nước ngọt cho hoạt động kinh tế.

Cao ủy EU về Môi trường, Đại dương và Nghề cá Virginijus Sinkevicius cho hay: “Chúng tôi hy vọng thu được 60 phê chuẩn cần thiết khác để hiệp định có hiệu lực càng sớm càng tốt. Đại dương là một phần của con người và đó là trách nhiệm của chúng ta”.

Đại dương ấm lên

Cơ quan khí hậu của EU Copernicus vào tháng trước thông tin, theo dữ liệu ghi nhận từ năm 1979, nhiệt độ đại dương hiện đạt mức cao kỷ lục vào tháng 2 vừa qua. Đánh bắt quá mức và ô nhiễm nhựa cũng là những mối đe dọa lớn đối với đại dương.

Để giải quyết tình hình, phần lớn nhất trong quỹ của EU sẽ được sử dụng để hỗ trợ 14 khoản đầu tư và 1 cuộc cải cách trong nghề cá và nuôi trồng thủy sản bền vững ở Hy Lạp, Ba Lan, Bồ Đào Nha… Các sáng kiến khác của EU cũng được đưa ra nhằm mục đích giúp các nước châu Phi phát triển nền kinh tế xanh của họ.

Bên cạnh đó, Hy Lạp sẽ chi 780 triệu euro cho 21 cam kết, trong đó có lệnh cấm đánh bắt bằng lưới đáy ở tất cả các khu bảo tồn biển của đất nước.

Nước này cũng cam kết thành lập thêm 2 công viên biển, một ở Biển Aegea để bảo vệ các loài chim biển và một ở Biển Ionia để bảo vệ các loài động vật có vú ở biển, qua đó bao phủ hơn 4.000 km2 các khu vực được bảo vệ.

Trích dẫn lời Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis: “Chỉ giảm thiểu và thích ứng là chưa đủ. Chúng ta còn phải tập trung vào việc bảo vệ và phục hồi để cách ly đất và biển khỏi hoạt động có hại của con người, đồng thời tạo không gian chữa lành cho thiên nhiên”.

Trong một thông tin có liên quan, kể từ khi ra mắt vào năm 2014, hội nghị “Đại dương của chúng ta” đã huy động được hơn 2.160 cam kết trị giá khoảng 130 tỷ USD.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Japan Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
  • Dầu gội hữu cơ Pura Dor từ Mỹ

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Return to top