Thế giới

Lào đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại điện tử

ClockThứ Sáu, 17/11/2023 15:52
TTH.VN - Theo một báo cáo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào công bố ngày hôm nay (17/11), trong bối cảnh doanh số bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến tiếp tục gia tăng ở Lào, chính phủ của quốc gia này đã tuyên bố việc thúc đẩy thương mại điện tử là một trong những mục tiêu phát triển chiến lược trong giai đoạn 2016 - 2025.

ASEAN sẽ có ngày hội mua sắm, thúc đẩy thương mại xuyên biên giớiASEAN tăng cường hành động chống bán hàng giả trực tuyến

 Thúc đẩy thương mại điện tử là một trong những mục tiêu phát triển chiến lược tại Lào trong giai đoạn 2016 - 2025. Ảnh minh họa: Bnews/TTXVN

Trong đó, Chính phủ Lào đã xem việc thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là một trong những mục tiêu ưu tiên nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bà Latthana Douangboupha, Phó Tổng cục trưởng Cục Xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Bộ Công thương Lào cho biết tại một hội thảo được tổ chức ở thủ đô Viêng Chăn, Lào.

Hội thảo tập trung vào phát triển chính sách thương mại điện tử và triển khai chiến lược, nhằm tăng cường sức mạnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Lào trong kỷ nguyên số.

Đại diện của các doanh nghiệp tại Lào đã tham dự sự kiện này nhằm tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về thương mại điện tử, kinh doanh số đối với sự phát triển của các doanh nghiệp của họ và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực.

Mặc dù nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác nhau đang sử dụng các hệ thống thương mại điện tử để bán hàng và quản lý kinh doanh, nhưng Chính phủ Lào vẫn cần thúc đẩy các kế hoạch phát triển và cải tiến đối với hoạt động kinh doanh kỹ thuật số, bà Latthana Douangboupha nói thêm.

Việc chia sẻ kinh nghiệm và bài học từ hội thảo này sẽ giúp phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời củng cố họ để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Thương mại điện tử đang gia tăng ở Lào và đã trở thành tâm điểm chú ý trong thời gian áp dụng các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch. Chính phủ Lào công nhận sự cần thiết phải có các quy định rõ ràng đối với các nhà đầu tư, và ban hành một nghị định mới để hỗ trợ sự phát triển của phương thức kinh doanh mới này. Nghị định cũng mang lại sự tự tin lớn hơn cho những người kinh doanh và người tiêu dùng đối với các giao dịch kỹ thuật số.

Tuy nhiên, vẫn cần phát triển các lĩnh vực khác nhau, đóng vai trò quan trọng cho việc áp dụng thương mại điện tử ở Lào và tối đa hóa tiềm năng của phương thức kinh doanh này.

Được biết, Chính phủ Lào đã thông qua Luật Giao dịch điện tử vào năm 2012 và Nghị định về Thương mại điện tử trong năm 2021. Chính phủ nước này cũng tập trung vào các biện pháp nhằm khuyến khích tăng trưởng và tạo ra doanh thu từ thương mại điện tử.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Xinhua)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiên định với mục tiêu xanh

Là những doanh nghiệp (DN) nhỏ, siêu nhỏ song trên con đường chinh phục lợi nhuận và doanh thu, những DN này vẫn kiên định với mục tiêu sản xuất, kinh doanh xanh…

Kiên định với mục tiêu xanh
Quan hệ Campuchia – Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Tháng 8/2023 đánh dấu một chương mới trong lịch sử hơn 500 năm của Campuchia với sự chuyển giao quyền lực hoà bình và suôn sẻ. Ông Hun Manet đã kế nhiệm cha mình là Thủ tướng lâu năm Samdech Techo Hun Sen làm lãnh đạo đất nước sau khi Đảng Nhân dân Campuchia giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quốc gia diễn ra vào tháng 7 vừa qua.

Quan hệ Campuchia – Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Chuyển biến mới của sản phẩm OCOP

Chương trình phát triển sản phẩm OCOP đến nay đã có những bước đi đúng hướng, nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu mới.

Chuyển biến mới của sản phẩm OCOP
Du lịch đường sông: Hướng phát triển cho du lịch

Thừa Thiên Huế là vùng đất có hệ thống sông ngòi phân bố khá dày đặc với tổng chiều dài 563km của 6 tuyến sông chính: Sông Hương, sông Tả Trạch, sông Hữu Trạch, sông Bồ, sông Lợi Nông (hay còn gọi sông An Cựu), sông Ô Lâu. Sự đa dạng, đặc sắc của văn hóa Huế được khởi nguồn và biểu hiện một cách đầy đủ dọc theo những con sông này. Chúng không chỉ cung cấp nước uống và sinh hoạt, cung cấp nguồn thực phẩm, tạo nên những cánh đồng phù sa, màu mỡ, giúp lưu thông hàng hóa, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận của nhiều tác phẩm thi ca, nhạc, họa xứ Huế...

Du lịch đường sông Hướng phát triển cho du lịch
Phát triển du lịch gắn với văn hóa dân gian miền núi

Thừa Thiên Huế là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa, trong đó có nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) đã, đang được gìn giữ, bảo tồn. Để tiếp nối và “khơi thông” dòng chảy văn hóa đó, đồng bào các DTTS ở vùng cao đang phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc gắn với phát triển du lịch một cách ấn tượng.

Phát triển du lịch gắn với văn hóa dân gian miền núi
Return to top