Thế giới

Lao động Việt Nam là nhóm lao động nước ngoài lớn nhất tại Nhật Bản

ClockThứ Bảy, 16/03/2024 11:33
TTH - Theo Tạp chí Nikkei Asia ngày 15/3, lực lượng lao động nước ngoài của Nhật Bản đã chứng kiến sự thay đổi do những điều chỉnh về tiền lương và tỷ giá hối đoái; trong đó, số lượng lao động Việt Nam đã vượt qua lao động Trung Quốc để trở thành nhóm lao động nước ngoài lớn nhất vào năm ngoái. Ngoài ra, lao động đến từ Indonesia cũng tăng gần gấp 3 lần so với năm 2018.

Nhật Bản hỗ trợ 50 triệu USD cho các hoạt động nhân đạo của WFPNhững quốc gia mang lại cơ hội tốt nhất để xây dựng sự giàu cóNhiều nước châu Á kỳ vọng trẻ sơ sinh sẽ bùng nổ trong năm Thìn

 Thực tập sinh Việt Nam và các đồng nghiệp Nhật Bản. Ảnh minh họa: TTXVN

Số liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho hay, tổng số lao động nước ngoài tại Nhật Bản đã tăng 40,3% trong 5 năm lên 2,05 triệu người, tính đến tháng 10/2023.

Mức tăng trưởng đã chậm lại sau khi đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn thế giới vào năm 2020. Tuy nhiên, số lượng lao động nước ngoài đã tăng 12,4% trong giai đoạn 2022 - 2023 khi dịch bệnh giảm bớt.

Lao động Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số, với số lượng tăng 63,6% trong 5 năm lên 518.364 người; trong đó, có nhiều người tham gia Chương trình đào tạo thực tập kỹ thuật. Số lượng lao động Trung Quốc chỉ tăng 2,3%, trong bối cảnh tiền lương trong nước tăng và đồng yen yếu đã làm giảm sức hấp dẫn của việc làm việc tại Nhật Bản.

Các nhà tuyển dụng Nhật Bản hiện đang đưa ra mức lương cao hơn để thu hút người lao động. Lương cơ bản hàng tháng cho thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài, khoảng một nửa trong số đó đến từ Việt Nam, đã tăng 8% vào năm 2022 lên 177.800 yen (tương đương 1.200 USD).

Bên cạnh đó, số lượng lao động Indonesia đã tăng 192,2% trong 5 năm lên 121.507 người và 56% trong giai đoạn 2022 - 2023. Mức lương thấp tại quê nhà đồng nghĩa rằng, nhiều lao động Indonesia vẫn coi Nhật Bản là một điểm đến hấp dẫn.

Công dân Indonesia chiếm 56% lực lượng lao động có tay nghề cụ thể của Nhật Bản, sự chỉ định này được đưa ra vào năm 2019 nhằm giảm bớt tình trạng thiếu hụt lao động trong một số ngành công nghiệp. Nhiều lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, chăm sóc điều dưỡng và dịch vụ ăn uống.

Được biết, cơ quan nhân sự Persol Global Workforce có trụ sở tại thủ đô Tokyo đã bắt đầu tuyển dụng những lao động có tay nghề cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp vào năm ngoái theo thỏa thuận với một tổ chức giáo dục của Indonesia.

Ngoài ra, lao động đến từ Nepal đã tăng 78,5% trong 5 năm lên 145.587 người; với hơn 41% cũng đang học tập tại Nhật Bản, một tỷ lệ cao hơn so với các nhóm khác. Lao động từ Myanmar cũng tăng mạnh; tuy số lượng được ghi nhận trước đó trong năm 2018 rất nhỏ, nhưng sau đó đã tăng vọt 49,9% trong giai đoạn 2022 - 2023 lên 71.188 người.

Cũng theo Nikkei Asia, nền kinh tế trì trệ của Nhật Bản và đồng yen yếu đã làm giảm số lượng lao động đến từ các nền kinh tế lớn hơn. Số lượng lao động Mỹ đã tăng 5,7% trong 5 năm lên 34.861 người, trong khi những người đến từ Vương quốc Anh tăng 5,8% lên 12.945 người.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết đạt tiến bộ về FTA

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh chung đầu tiên sau hơn 4 năm, nhằm tìm kiếm mối quan hệ thương mại sâu sắc hơn để củng cố nền kinh tế, bằng việc hướng tới đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán đang bị đình trệ về một hiệp định thương mại tự do (FTA).

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết đạt tiến bộ về FTA
Return to top