Thế giới

Nhiều nước châu Á kỳ vọng trẻ sơ sinh sẽ bùng nổ trong năm Thìn

ClockThứ Hai, 12/02/2024 19:02
TTH.VN - Trong bối cảnh suy giảm dân số, các chính phủ trên khắp Đông Á - từ Trung Quốc, Đài Loan cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc - đều đang cố gắng thuyết phục phụ nữ sinh thêm con. Và điều này ngày càng trở nên quan trọng khi Trung Quốc đang nhanh chóng cạn kiệt lực lượng lao động cần thiết để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế vốn tập trung vào sản xuất và được dự báo sẽ mất tới 200 triệu công nhân vào năm 2050.

Dân số Ấn Độ đã vượt Trung Quốc nhưng lực lượng lao động thì chưaDân số vượt Trung Quốc, Ấn Độ chạy đua để “giàu trước khi già”Trung Quốc đề xuất miễn phí giáo dục đại học để thúc đẩy tỷ lệ sinhTrung Quốc công bố nhiều khoản hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh

Với nhiều cộng đồng châu Á, năm Rồng luôn là thời điểm được săn đón nhất để sinh con. Ảnh: Reuters  

Các nỗ lực của chính phủ vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tỷ lệ sinh tiếp tục giảm. Tuy nhiên, nhiều người đang hy vọng vào sự bùng nổ trẻ sơ sinh trong năm mới này khi Tết Nguyên đán 2024 đã đánh dấu sự khởi đầu của năm con Rồng - con vật được cho là mang lại điềm lành nhất trong cung hoàng đạo.

Là sinh vật thần thoại duy nhất trong 12 con giáp trong cung hoàng đạo, Rồng được coi là biểu tượng của sự mạnh mẽ, thông minh, tự tin và tham vọng. Nhiều người tin rằng trẻ sinh năm Thìn sẽ có nhiều khả năng thành công và may mắn suốt đời.

Với niềm tin đó, năm Rồng luôn là thời điểm được săn đón nhất để sinh con. Nhiều cặp vợ chồng lựa chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hoặc lên lịch sinh mổ để đảm bảo con họ chào đời đúng trong năm Rồng. Do vậy, quy mô các lớp học thường tăng đột biến trong những năm này, tỷ lệ học sinh – giáo viên cũng tăng cao..

Thực tế cho thấy phần lớn các xã hội người Hoa, bao gồm Singapore và Đài Loan, thường có xu hướng sinh con vào những năm con rồng. Ngay cả các nguyên thủ quốc gia cũng cân nhắc vấn đề này. Trong thông điệp năm mới Giáp Thìn, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long mới đây đã kêu gọi các cặp vợ chồng “có thêm một ‘bé rồng nhỏ’ cho gia đình mình”.

Theo dữ liệu của Trung Quốc, tỷ lệ sinh của nước này trong năm Thìn gần đây nhất - năm 2012, đã tăng từ 13,27% của một năm trước đó lên 14,57%, trước khi giảm xuống còn 13,03% vào năm 2013.

Các nhà chức trách Trung Quốc đang hy vọng niềm tin lâu đời về những đứa trẻ sinh năm rồng sẽ tạo ra sự gia tăng đột biến cần thiết về tỷ lệ sinh. Các chuyên gia cũng cho rằng sẽ có nhiều em bé hơn từ các cặp vợ chồng đã trì hoãn việc kết hôn hoặc sinh con trong thời kỳ đại dịch COVID-19 vừa kết thúc năm 2023.

Theo bà Zhai Zhenwu, cố vấn của Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế Quốc gia, sở thích chiêm tinh “rất rõ ràng” của người dân Trung Quốc đồng nghĩa với việc có nhiều “hy vọng” về tỷ lệ sinh cao hơn trong năm nay.

Ở một số nước châu Á khác, các gia đình cũng đang mong đợi sự ra đời của những chú rồng con. Bảo mẫu chăm sóc sau sinh Teresa Tan - người có công ty làm việc tại Singapore và Malaysia, cho biết cô đã được đặt chỗ đến hết tháng 9, với lượng đặt chỗ tăng khoảng 40% so với năm ngoái. Điều này cho thấy năm rồng “chắc chắn là đã có tác động” đến kế hoạch sinh con của người dân.

Bà Cathy Tsai, cố vấn tại Infancix - một trung tâm chăm sóc sau sinh ở Đài Bắc, Đài Loan, tiết lộ trong vài tháng qua, khách hàng đã đặt phòng ngay khi họ mang thai được 7 hoặc 8 tuần. Hầu hết các năm trước, các bà mẹ đều đợi đến khoảng 12 tuần mới đặt chỗ.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng nền kinh tế có thể là yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh. Nếu không có những cải thiện lớn trong nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc hoặc những cuộc cải tổ lớn, tỷ lệ sinh có thể sẽ không được cải thiện đáng kể.

Đề cập đến các nghiên cứu được thực hiện ở HongKong (Trung Quốc), nhà nghiên cứu cấp cao Poh Lin Tan tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore nói rằng “nghiên cứu cho thấy việc sinh con theo các cung hoàng đạo có xu hướng ảnh hưởng đến thời điểm thay vì số lượng con mà một gia đình sẽ có, và do đó có thể không giúp giải quyết vấn đề tỷ lệ sinh thấp”.

Khủng hoảng dân số

Trung Quốc đứng trước nguy cơ khủng hoảng dân số. Ảnh: Getty Images 

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trên bờ vực khủng hoảng dân số do hạn chế quy mô gia đình trong nhiều thập kỷ. Ngay cả khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát (kể từ năm 2021, tất cả các cặp vợ chồng đều được phép có 3 con), đồng thời đưa ra các khoản trợ cấp và ưu đãi, thế hệ trẻ vẫn lãng tránh việc kết hôn và sinh con.

Một số nhà nhân khẩu học tin rằng năm con rồng có thể thúc đẩy số ca sinh mới tăng thêm khoảng 1 triệu, nâng tổng số ca sinh trong năm lên 10 triệu. (Theo nghiên cứu của Mocan, tỷ lệ sinh đã tăng đột biến trong những năm rồng trước đây, tăng gần 300.000 ca vào năm 2000 và 900.000 ca vào năm 2012.)

Tuy vậy, tia sáng này sẽ không đủ để đảo ngược tình trạng trượt dốc nhanh chóng về tỷ lệ sinh của Trung Quốc, điều mà các nhà lãnh đạo nước này đã cố gắng ngăn chặn bằng các chính sách thân thiện với việc sinh sản, từ kéo dài thời gian nghỉ thai sản đến thưởng tiền mặt.

Năm 2022, dân số Trung Quốc giảm lần đầu tiên kể từ những năm 1960, và đã để Ấn Độ vượt mặt trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023.

Số liệu thống kê được công bố tháng 1/2024 cho thấy số ca sinh mới trong năm 2023 đã giảm năm thứ 7 liên tiếp xuống còn 9,02 triệu ca - chỉ bằng một nửa so với năm 2017. Với tốc độ này, dân số 1,4 tỷ người của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm xuống chỉ còn hơn 0,5 tỷ người vào năm 2100.

Tổng tỷ suất sinh của Trung Quốc hiện được ước tính là khoảng 1,0, thấp hơn nhiều so với mức 2,1 cần thiết để duy trì dân số ổn định.

Không chỉ riêng Trung Quốc, đây cũng là một cuộc khủng hoảng đang gây khó khăn cho các quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản - những quốc gia có tổng tỷ suất sinh dao động từ 0,72 đến 1,26.

Dân số suy giảm sẽ đặt ra thách thức đối với tăng trưởng kinh tế của các nước, đặc biệt là Trung Quốc - khi nước này chuyển trọng tâm sang biến nhu cầu trong nước thành động lực kinh tế quan trọng.

Trong một nghiên cứu của tổ chức tư vấn châu Âu Bruegel, các nhà nghiên cứu Alicia García-Herrero và Xu Jianwei phát hiện ra rằng lực lượng lao động tổng thể của Trung Quốc có khả năng chỉ giảm ở mức khiêm tốn cho đến năm 2035, khi lực lượng lao động thành thị - vốn có năng suất cao hơn việc làm ở nông thôn, tiếp tục tăng.

Nhưng dân số ngày càng giảm của Trung Quốc có thể làm mất đi 1,4% mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm sau năm 2035, khi tỷ lệ sinh giảm bắt đầu có tác động đến dân số trong độ tuổi lao động và quá trình đô thị hóa giảm dần.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Washington Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội siêu già”

Theo số liệu chính thức vừa được Bộ Nội vụ Hàn Quốc công bố ngày 24/12, Hàn Quốc đã chính thức trở thành “xã hội siêu già” khi tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên vượt quá 20%, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học do dân số già hóa nhanh chóng và tỷ lệ sinh thấp ở mức đáng báo động.

Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội siêu già”
Nguyễn Ngọc Phôn với áo dài ngũ thân đoạt giải Ba Giải thưởng người mẫu xuất sắc tại Seoul - Hàn Quốc

Ngày 24/12, Viện Nghiên cứu Văn hóa Truyền thống Hàn Quốc & ORIHERI cho biết, đại diện đến từ TP. Huế - Nguyễn Ngọc Phôn (23 Tuổi, Công ty TNHH DV & TM Thêu May Đoan Trang) vừa vượt qua hơn 2.000 thí sinh trên thế giới đoạt giải Ba Giải thưởng người mẫu xuất sắc tại World Grand Prix Supreme model contest and Seoul Beauty Fashion Festival (Người mẫu vô địch thế giới và Lễ hội thời trang làm đẹp tại Seoul - Hàn Quốc 2024).

Nguyễn Ngọc Phôn với áo dài ngũ thân đoạt giải Ba Giải thưởng người mẫu xuất sắc tại Seoul - Hàn Quốc
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7%

Chiều 24/12, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tổng kết công tác Dân số và phát triển năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7
Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Return to top