Thế giới

Nhật Bản hỗ trợ 50 triệu USD cho các hoạt động nhân đạo của WFP

ClockThứ Bảy, 17/02/2024 09:31
TTH.VN - Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hiệp quốc vừa dành lời hoan nghênh đối với khoản tài trợ trị giá 50 triệu USD từ Chính phủ Nhật Bản vào thời điểm thiếu vốn chưa từng có.

Hệ thống lương thực cần được kết nối lại để ngăn chặn nạn đói gia tăngWFP: Khủng hoảng nạn đói toàn cầu khiến hơn 700 triệu người không biết khi nào mới có ănViệt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với WFP trong thực hiện các SDG 2030Các tổ chức quốc tế lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấpIMF, WB, WFP và WTO kêu gọi hành động khẩn cấp về an ninh lương thực

 Nhiều nước đang rất cần WFP hỗ trợ nhân đạo. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Tin tức

Sự đóng góp này sẽ cho phép WFP hỗ trợ những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng bởi xung đột, thời tiết khắc nghiệt và khủng hoảng kinh tế ở 20 quốc gia trên khắp châu Á, Trung Đông và châu Phi.

Từ khoản đóng góp này, 13,5 triệu USD sẽ được sử dụng để giúp đỡ những người đang tuyệt vọng nhất ở Afghanistan thông qua việc phân phối lương thực khẩn cấp và hỗ trợ dinh dưỡng cho người dân nơi đây.

Được biết, ở Afghanistan, tình hình khủng hoảng kinh tế đã và đang trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Taliban tiếp quản vào năm 2021 và cứ 3 người sẽ có 1 người chưa biết bữa ăn tiếp theo của họ sẽ đến từ đâu. Cùng với đó, các trận động đất ở vùng Herat và việc người dân Afghinistan buộc phải trở về từ Pakistan gần đây đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở nước này.

Trước tình hình này, hơn 11 triệu USD sẽ được phân bổ để cung cấp hỗ trợ lương thực, dinh dưỡng và sinh kế cho những người bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Palestine. Các cuộc xung đột kể từ tháng 10/2023 đã dẫn đến tình trạng di dời trên quy mô lớn và khiến tổng số 2,2 triệu người rơi vào tình trạng đói cùng cực.

Tại Myanmar, 5,8 triệu USD sẽ dành cho các chương trình hỗ trợ thực phẩm và dinh dưỡng khẩn cấp cho những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm cả trẻ em phải di dời ở các quốc gia và khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột. Được biết, nước này đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng vì di dời hàng loạt, khủng hoảng chính trị, suy thoái kinh tế và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, bao gồm Bão Mocha vào tháng 5/2023.

Tại Ukraine, Nhật Bản đang hỗ trợ lương thực cho WFP nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt của các gia đình bị ảnh hưởng bởi xung đột với số tiền hỗ trợ 4,7 triệu USD. Đông thái được thực hiện khi ước tính cứ 5 gia đình Ukraine thì có một gia đình bị mất an ninh lương thực và hầu hết những người sống gần tiền tuyến đều gặp khó khăn lớn trong việc tiếp cận nguồn thực phẩm.

Trong khi đó, xung đột xảy ra từ tháng 4/2023 đã đưa Sudan đến bờ vự của khủng hoảng thảm họa nhân đạo với những ảnh hưởng lan rộng khắp khu vực. Khoảng đóng góp 1,9 triệu USD của Nhật Bản sẽ được sử dụng để hỗ trợ lương thực khẩn cấp nhằm cứu sống các gia đình đang gặp khó khăn. Tại đây, gần 18 triệu người đang phải chịu nạn đói trầm trọng và ít nhất 7,6 triệu người phải di dời.

Khoản tài trợ tiếp theo trị giá 2 triệu USD sẽ hỗ trợ giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng trầm trọng ở những người dễ bị tổn thương nhất ở Yemen.

“Chúng tôi rất biết ơn sự đóng góp vô giá này của người dân Nhật Bản. Sự đóng góp này cho phép chúng tôi tiếp cận những gia đình chịu cảnh đói và thiếu khả năng tiếp cận lương thực do xung đột và thiên tai, cùng với đó là hỗ trợ cuộc sống và sinh kế của những hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất”, Giám đốc Văn phòng Quan hệ Nhật Bản của WFP Yasuhiro Tsumura chia sẻ.

Được biết, Nhật Bản luôn là một trong những nhà tài trợ hàng đầu của WFP. Các quốc gia và khu vực được hưởng lợi từ khoản tài trợ bổ sung trị giá 50 triệu USD trong năm nay có thể kể đến như Afghanistan, Burkina Faso, Cộng hòa Dân chủ Congo, Palestine, Nam Sudan…

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine
Return to top