Thế giới

Liên Hiệp quốc kêu gọi tăng cường miễn trừ nợ giúp các nước nghèo chống dịch

ClockThứ Ba, 30/03/2021 10:34
TTH.VN - Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres hôm qua (29/3) kêu gọi miễn trừ nợ nhiều hơn nữa và cung cấp nguồn tài chính sáng tạo mới để giúp các nước nghèo đối phó với đại dịch, đồng thời giúp cho việc phục hồi kinh tế của các nước này không bị tụt hậu.

Nhóm G-20 đồng ý miễn trừ một phần nợ cho các nước nghèo

LHQ kêu gọi mở rộng các điều kiện miễn trừ nợ để giúp các nước nghèo. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Theo bản tóm tắt chính sách có tên “Các giải pháp thanh khoản và nợ để đầu tư vào các mục tiêu phát triển bền vững” vừa được Tổng thư ký Guterres công bố, mặc dù các bước quan trọng đã được thực hiện để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng nợ trên toàn thế giới do cuộc đại dịch COVID-19 gây ra, nhưng chúng vẫn chưa đủ để khôi phục sự ổn định kinh tế ở nhiều nước đang phát triển.

Thực tế, hơn một năm sau đại dịch, các tác động tài khóa của cuộc khủng hoảng đang khiến tình trạng nợ nần chồng chất ở một số quốc gia ngày càng tăng và làm hạn chế nghiêm trọng khả năng đầu tư vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của nhiều quốc gia, bao gồm cả các khoản đầu tư để hạn chế biến đổi khí hậu.

Theo bản tóm tắt, 42 nền kinh tế vay vốn từ thị trường vốn đã bị tụt hạng kể từ khi bắt đầu đại dịch, bao gồm 6 nước phát triển, 27 nền kinh tế thị trường mới nổi và 9 nước kém phát triển nhất.

Việc hạ cấp tín nhiệm khiến chi phí đi vay tăng lên, nhất là đối với các nước đang phát triển, do đó, có thể làm tăng nguy cơ nhiều quốc gia mắc nợ không bền vững - đặc biệt nếu đại dịch COVID-19 kéo dài và gây tác động sâu hơn dự kiến.

Cần tăng cường xoá nợ, giảm nợ

Bản tóm tắt nhấn mạnh sự cần thiết của việc xóa nợ, giảm nợ để tạo không gian cho các khoản đầu tư phục hồi và đạt được SDGs.

Ngay cả trong trường hợp nợ tăng cao, việc vay nợ mới có thể giúp cải thiện uy tín tín dụng nếu nó tài trợ cho các khoản đầu tư có hiệu quả, đồng thời việc xóa nợ cũng có thể giải phóng nguồn lực, tạo điều kiện để các quốc gia có thể quay trở lại tiếp cận thị trường và hạ thấp chi phí đi vay tổng thể, có tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế.

Hỗ trợ cho các quốc đảo nhỏ

Tổng thư ký Guterres cũng kêu gọi các chính phủ cung cấp nguồn tài chính ưu đãi mới cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất và các quốc đảo nhỏ đang phát triển, tái cấp vốn cho các ngân hàng phát triển đa phương và đẩy nhanh tiến độ bổ sung vốn, đáp ứng các cam kết hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và cung cấp các khoản tài trợ dài hạn cho các nước đang phát triển để đầu tư vào tăng trưởng.

Ông cũng kêu gọi các quốc gia G20 gia hạn Sáng kiến đình chỉ nghĩa vụ trả nợ của G20 (DSSI) cho các con nợ đến năm 2022, và mở rộng Khuôn khổ chung cho các Điều ước Nợ để có thể bao gồm các quốc gia có thu nhập trung bình khi cần thiết.

Song song đó, Tổng thư ký Guterres cho rằng cần mở rộng khả năng đủ điều kiện để được xóa nợ theo Khuôn khổ chung về Xử lý nợ Ngoài DSSI cho các nước dễ bị tổn thương khác trên cơ sở từng trường hợp, cũng như xem xét các cơ chế khác cho phép các nước tiếp cận Khuôn khổ, mà không ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm.

Phát biểu tại cuộc họp cấp cao, ông Guterres kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp cho các nước đang phát triển giúp họ có khả năng thanh khoản tài chính cần thiết để ứng phó với đại dịch cũng như đầu tư vào việc phục hồi, nếu không các nước này có nguy cơ phải tụt hậu một thập kỷ về mặt phát triển. Theo đó, ông thúc giục một cách tiếp cận "ba giai đoạn" đối với nợ, bao gồm tạm hoãn thanh toán nợ, xóa nợ có mục tiêu và cải cách cấu trúc nợ quốc tế.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người dân vẫn được tiêm miễn phí vaccine phòng COVID-19

Bộ Y tế vừa có quyết định 2227/QĐ-BYT về ban hành kế hoạch sử dụng vaccine phòng COVID-19 năm 2023 để tiếp tục triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi trở lên, đồng thời chuẩn bị để triển khai tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi, tiêm các mũi nhắc lại tiếp theo khi có khuyến cáo. Kế hoạch này giúp các địa phương tự xác định nhu cầu vaccine, xây dựng và triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn phù hợp với tình hình.

Người dân vẫn được tiêm miễn phí vaccine phòng COVID-19
Các bệnh viện “xốc lại” tinh thần phòng dịch

Dịch COVID-19 quay trở lại, với số mắc tăng cao; các cơ sở y tế là nơi nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh nên cần xiết lại chế độ phòng dịch, thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn.

Các bệnh viện “xốc lại” tinh thần phòng dịch
Return to top