Thế giới

Liên Hiệp quốc: Nỗ lực cứu vãn lời hứa giúp những người nghèo nhất thế giới

ClockThứ Hai, 18/09/2023 15:25
TTH.VN - Các nhà lãnh đạo thế giới có cuộc họp vào ngày 18/9 tại Liên Hiệp quốc trong nỗ lực cứu vãn những lời hứa đầy tham vọng nhằm nâng đỡ những người nghèo nhất hành tinh, vào thời điểm các quốc gia dễ bị tổn thương đang phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng.

Liên Hiệp Quốc: Biến đổi khí hậu có thể khiến các đợt nắng nóng xảy ra quanh nămFAO: Thỏa thuận Biển Đen sụp đổ làm tăng giá lương thực toàn cầu tháng 7UNESCO khuyến nghị đưa Venice vào danh sách di sản thế giới đang gặp nguy hiểmChâu Á - Thái Bình Dương: Cơ hội đối phó với thảm họa khí hậu đang hẹp lạiSóng nhiệt có nguy cơ ảnh hưởng đến 1/2 số trẻ em trên toàn châu Âu và Trung Á

 Những người nghèo khổ nhất đang cần chúng ta nhất. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Báo Tin tức

Tuy nhiên, hiện xuất hiện lo ngại rằng hội nghị thượng đỉnh về phát triển, trước thềm Đại hội đồng Liên Hiệp quốc thường niên sẽ khai mạc vào ngày 19/9, có nguy cơ bị lu mờ bởi tình hình căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng.

Vào năm 2015, các quốc gia thành viên Liên Hiệp quốc đã thông qua các Mục tiêu Phát triển bền vững, với 17 mục tiêu nhằm biến đổi thế giới vào năm 2030, bao gồm chấm dứt hoàn toàn tình trạng đói nghèo cùng cực và đảm bảo không một ai trong số 8 tỷ người trên hành tình bị đói.

Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres cho biết, hội nghị thượng đỉnh sẽ tìm kiếm một “kế hoạch giải cứu toàn cầu” đối với các mục tiêu, bởi ông thừa nhận rằng chỉ có khoảng 15% mục tiêu đi đúng hướng và đã đạt được, thậm chí, số liệu về một số mục tiêu đang đi ngược lại, trong đó có các mục tiêu về "hy vọng, ước mơ, quyền lợi và kỳ vọng của con người, cũng như sức khoẻ của môi trường tự nhiên của chúng ta”. Các mục tiêu được đưa ra nhằm sửa chữa những sai lầm trong lịch sử, hàn gắn sự chia rẽ toàn cầu và đưa thế giới của chúng ta đi trên con đường hướng tới hoà bình lâu dài.

Các chuyên gia nhận định, những nỗ lực dành tiền bạc và sự chú ý cho các mục tiêu đã nhiều lần bị lùi lại, bao gồm cả do đại dịch COVID-19, xung đột ở Ukraine và các tình trạng hỗn loạn khác, cùng với đó là thảm họa khí hậu ngày càng trầm trọng và chí phí sinh hoạt tăng mạnh.

Abby Maxman, Chủ tịch tổ chức từ thiện hoạt động chống đói nghèo Oxfam America cho biết, hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp quốc “là một không gian quan trọng để tạo ra sự thay đổi”. Theo đó, các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm, chú ý đến lời kêu gọi của những người ở tuyến đầu và sử dụng thời gian này để lắng nghe, đưa ra những cam kết có ý nghĩa và theo đuổi hành động thực tế.

Bà Abby Maxman cho biết, một bước đi mạnh mẽ sẽ là các quốc gia giàu có ủng hộ cải cách các thể chế kinh tế quốc tế để giải quyết khủng hoảng nợ khủng khiếp đang ảnh hưởng đến các khu vực phát triển trên thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 các nền kinh tế lớn (G20) vừa diễn ra tại New Delhi (Ấn Độ) đã thực hiện những bước đầu tiên để giải quyết vấn đề đại diện trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Những người dễ bị tổn thương nhất đang trông cậy vào chúng ta

Vào ngày 18/9, lãnh đạo các nước đang phát triển sẽ tập trung họp bàn.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp quốc Linda Thomas-Greenfield chia sẻ, những người dễ bị tổn thương nhất đang tìm đến chúng ta. Họ đang trông cậy vào chúng ta, họ đang trông cậy vào thế giới lúc họ cần chúng ta nhất.

Một nhà ngoại giao cấp cao của châu Âu cảnh báo rằng khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển đang ngày càng gia tăng. Do đó, mục tiêu của phiên hội nghị lần này là “đảm bảo rằng sự rạn nứt đó sẽ không mở rộng thêm nữa”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top