Thế giới

Liên hợp quốc kêu gọi hành động khi nợ công toàn cầu tăng lên mức kỷ lục trong năm 2023

ClockThứ Ba, 11/06/2024 05:23
TTH - Trong một báo cáo mới được công bố với tiêu đề “Nợ thế giới năm 2024: Gánh nặng ngày càng tăng đối với sự thịnh vượng toàn cầu”, Liên hợp quốc (LHQ) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về gánh nặng nợ ngày càng leo thang đối với sự thịnh vượng toàn cầu.

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt quảng cáo cho nhiên liệu hóa thạchTập trung vào phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa

 Hiện có đến 3,3 tỷ người đang cư trú tại các quốc gia nơi mà số tiền lãi phải trả vượt quá chi tiêu cho giáo dục hoặc y tế. Ảnh minh họa: Getty Image

Báo cáo cho thấy nợ công - bao gồm các khoản vay của chính phủ cả ở trong nước và nước ngoài, đang gia tăng lên mức cao nhất lịch sử là 97.000 tỷ USD vào năm 2023, tăng đáng kể so với một năm trước đó.

Đặc biệt ở châu Phi, nền kinh tế suy thoái sau nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu đã dẫn đến gánh nặng nợ ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong vòng 10 năm từ 2013 đến 2023, số quốc gia châu Phi có tỷ lệ nợ/GDP trên 60% đã tăng từ 6 quốc gia lên 27 quốc gia.

Trong khi đó, việc trả nợ ngày càng tốn kém hơn và điều này đang tác động không nhỏ đến các nước đang phát triển. Dữ liệu cho thấy, năm 2023, các quốc gia đang phát triển phải trả 847 tỷ USD tiền lãi ròng, tăng 26% so với năm 2021.

Theo báo cáo, sự gia tăng nhanh chóng của chi phí lãi vay đang hạn chế ngân sách của các nước đang phát triển. Hiện tại, một nửa trong số các nước này phải dành tối thiểu 8% doanh thu của chính phủ để trả nợ. Con số này đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua.

Hơn nữa, vào năm 2023, có đến 54 quốc gia đang phát triển - trong đó gần một nửa ở châu Phi, đã phải dành tối thiểu 10% quỹ chính phủ để trả chi phí nợ vay. Báo cáo cũng cho biết, hiện có đến 3,3 tỷ người đang cư trú tại các quốc gia nơi mà số tiền lãi phải trả vượt quá chi tiêu cho giáo dục hoặc y tế.

Giữa bối cảnh đó, LHQ kêu gọi hành động để tài trợ cho sự phát triển bền vững, bảo vệ một tương lai thịnh vượng cho cả người dân và hành tinh. Theo đó, báo cáo của LHQ đề xuất kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu và thúc đẩy gói kích thích Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của LHQ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.

Những điều này đòi hỏi các nỗ lực để cải thiện sự tham gia hiệu quả của các nước đang phát triển vào việc quản trị hệ thống tài chính toàn cầu. LHQ cũng cho rằng, cần giải quyết chi phí nợ ngày càng tăng và nguy cơ khủng hoảng nợ thông qua cơ chế xử lý nợ hiệu quả. Đồng thời, nên mở rộng nguồn tài chính dự phòng để cung cấp tính thanh khoản cao hơn trong thời kỳ khủng hoảng, để các quốc gia không bị buộc phải mắc nợ như một phương sách cuối cùng. Một khuyến nghị quan trọng nữa là, cần nỗ lực để tăng nguồn tài chính dài hạn quy mô lớn và giá cả phải chăng bằng cách huy động các ngân hàng phát triển đa phương và từ các nguồn lực tư nhân.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ NEXTIAS)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Nỗ lực hành động bảo đảm an ninh nguồn nước

Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự gia tăng của dân số và nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất, đời sống, trong khi việc sử dụng, quản lý nguồn nước và xử lý ô nhiễm chưa được xử lý tốt. Điều này đặt ra cho Việt Nam những thách thức không nhỏ, cần có tư duy, tầm nhìn và hành động để đem lại hiệu quả trong bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập.

Nỗ lực hành động bảo đảm an ninh nguồn nước
NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 2024 (31/5):
WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ

Từ năm 1987, ngày 31/5 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới không thuốc lá, nhằm thu hút sự chú ý toàn cầu đến đại dịch thuốc lá, cũng như đến tình trạng tử vong và bệnh tật cho hút thuốc gây ra.

WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ
Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cảnh báo:
“Tác hại chưa từng thấy đối với thiên nhiên” từ nạn buôn bán động vật hoang dã

Bất chấp hai thập kỷ nỗ lực trên toàn thế giới, hơn 4.000 loài động vật hoang dã quý giá vẫn trở thành nạn nhân của nạn buôn bán động vật hoang dã hàng năm, một báo cáo mới của Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cho thấy.

“Tác hại chưa từng thấy đối với thiên nhiên” từ nạn buôn bán động vật hoang dã
Return to top