Thế giới

Lực lượng phản ứng của NATO coi Nga là đối thủ giả định

ClockChủ Nhật, 06/09/2015 11:56
TTH.VN - Các tài liệu mới được phái đoàn Nga tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) công bố cho thấy lực lượng phản ứng của tổ chức này coi Nga là đối thủ giả định trong các cuộc huấn luyện thường xuyên.


Lực lượng phản ứng của NATO (Ảnh: TASS)

Theo bộ tài liệu mang tên “Nga - NATO: Sự thật và Viễn cảnh” do phái đoàn Nga tại NATO soạn thảo, lực lượng phản ứng của tổ chức này, gọi tắt là NRF, là một bộ phận trực thuộc NATO, hỗ trợ cho các lực lượng lục quân, không quân, hải quân đa quốc gia và các lực lượng đặc biệt của NATO.

NRF được huấn luyện nhằm sẵn sàng ứng phó một cách nhanh nhất với các mối đe dọa an ninh, đáp ứng ngay lập tức các lệnh triển khai của NATO tới bất cứ khu vực nào cần thiết. Trong tài liệu này, “các mối nguy hiểm về an ninh” hay “các thách thức bên ngoài” ngụ ý nói tới mối đe dọa từ phía Nga.

“Trước đây, NRF chỉ nhằm đối phó với các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên kể từ giữa năm 2014 tới nay, NRF đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm đối phó với mối đe dọa xâm lăng từ láng giềng phía Đông”, bản tài liệu nêu rõ.

Cụm từ “láng giềng phía Đông” không có ý nhằm vào nước nào khác ngoài Nga.

Theo tài liệu trên, kế hoạch trong năm 2016 của NATO sẽ là tăng số lượng binh sĩ tại các đơn vị của NRF lên 30.000 người. Theo NATO, điều này sẽ đảm bảo việc triển khai các nhóm NRF dọc theo biên giới với Nga cũng như tạo điều kiện cho công tác huấn luyện và phối hợp với các lực lượng quân sự của các nước đồng minh trong khu vực.

Trên thực tế, NATO đã lần lượt thiết lập hệ thống trung tâm chỉ huy tại các nước vùng Baltic, Ba Lan, Bulgaria và Romania. NATO cũng đang xem xét khả năng xây dựng các căn cứ ở các nước khác trong khu vực.

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường sức mạnh đối phó với Nga, NATO đang cân nhắc thiết lập một hệ thống hậu cần tại khu vực Đông Âu, bao gồm các cơ sở vật chất cần thiết cho việc dự trữ phương tiện, đạn dược, nhiên liệu và các thiết bị khác. Các nhà hoạch định chính sách của NATO cũng chú ý đến việc cải tạo cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự, thể hiện thông qua việc chi một khoản lớn ngân sách cho các hoạt động này.

Nhật Minh (Theo Dantri)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top