Thế giới

Lượng khí thải CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch năm 2023 sẽ cao kỷ lục

ClockThứ Ba, 05/12/2023 10:53
TTH.VN - Các nhà khoa học cho biết lượng khí thải carbon dioxide (CO2) toàn cầu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu và gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan nghiêm trọng hơn.

Đóng cửa tuần tự các nhà máy điện than có thể giảm 74% phát thải ở châu Á - Thái Bình DươngLiên Hiệp Quốc: Trái đất có thể nóng lên tới 2,9°C vào cuối thế kỷ nàyLHQ: Lượng phát thải toàn cầu sẽ chỉ giảm 2% so với mức năm 2019Trung Quốc: Lượng khí thải CO2 sẽ giảm nhờ bùng nổ năng lượng sạch

Khí thải từ một nhà máy điện than ở Schkopau, miền Đông Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Được công bố ngày 4/12 trong Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP28 đang diễn ra ở UAE, báo cáo Ngân sách Carbon Toàn cầu cho biết tổng lượng khí thải CO2 vốn đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, và vẫn tiếp tục đà tăng trong năm nay.

Báo cáo của các nhà khoa học từ hơn 90 tổ chức trên thế giới kết luận rằng các quốc gia dự kiến sẽ thải ra tổng cộng 36,8 tỷ tấn CO2 từ nhiên liệu hóa thạch trong năm 2023, tăng 1,1% so với năm 2022. Khi tính cả lượng khí thải từ việc sử dụng đất, lượng khí thải CO2 toàn cầu sẽ đạt tổng cộng 40,9 tỷ tấn trong năm nay.

Phát thải từ than, dầu và khí đốt đều tăng, chủ yếu do sự gia tăng từ Ấn Độ và Trung Quốc. Sự gia tăng phát thải của Trung Quốc là do nền kinh tế nước này mở cửa trở lại sau lệnh phong tỏa vì COVID-19, trong khi của Ấn Độ là do nhu cầu điện tăng nhanh hơn công suất năng lượng tái tạo của nước này, khiến nhiên liệu hóa thạch trở thành nguồn năng lượng bù đắp cho sự thiếu hụt đó.

Theo các nhà khoa học, quỹ đạo phát thải của năm nay đang đẩy thế giới ra xa khỏi mục tiêu ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Giáo sư Pierre Friedlingstein của Đại học Exeter, người đứng đầu nghiên cứu, cho rằng “giờ đây, có vẻ như không thể tránh khỏi việc chúng ta sẽ vượt quá mục tiêu 1,5 độ C của Thỏa thuận Paris”.

Trong Thỏa thuận Paris năm 2015, các quốc gia đã đồng ý duy trì mức tăng nhiệt độ dưới 2 độ C và hướng tới mục tiêu 1,5 độ C. Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ tăng thêm trên 1,5 độ C sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng và không thể đảo ngược, bao gồm nắng nóng chết người, lũ lụt thảm khốc và cái chết của các rạn san hô.

Theo đó, giáo sư Friedlingstein kêu gọi “cuộc họp của các nhà lãnh đạo tại COP28 sẽ phải đồng ý cắt giảm nhanh chóng lượng phát thải từ nhiên liệu hóa thạch để có thể duy trì mục tiêu tăng nhiệt độ ở mức dưới 2 độ C”.

IPCC - Hội đồng khoa học khí hậu của Liên Hiệp Quốc, cho biết lượng khí thải trên thế giới phải giảm mạnh tới 43% vào năm 2030 để duy trì giới hạn tăng dưới 1,5 độ C.

Trong khi đó, lượng khí thải đã tăng cao hơn trong những năm gần đây. Đại dịch COVID-19 đã gây ra một sự thay đổi ngắn ngủi trong xu hướng đó, nhưng lượng khí thải hiện đã tăng trở lại lên tới 1,4% so với mức trước đại dịch.

Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) có trụ sở tại Helsinki cho biết vào tháng trước, lượng khí thải nhà kính của Trung Quốc có thể bắt đầu đi vào giai đoạn “suy giảm cơ cấu” ngay từ năm tới nhờ hệ thống lắp đặt năng lượng tái tạo ở mức cao kỷ lục.

Được biết, Trung Quốc tạo ra 31% lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch toàn cầu.

Báo cáo mới cũng trích dẫn một số điểm sáng, với lượng khí thải ở Mỹ và Liên minh châu Âu đều giảm, một phần là do các nhà máy than ngừng hoạt động.

Nhìn chung, 26 quốc gia chiếm 28% lượng khí thải trên thế giới hiện đang có xu hướng giảm, trong đó hầu hết là ở châu Âu, các nhà nghiên cứu cho biết.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Return to top