Thế giới

Mỹ, Anh từng bước mở cửa nền kinh tế khi đỉnh dịch đã qua

ClockThứ Sáu, 01/05/2020 08:02
TTH.VN - Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, hiện Anh đã vượt qua đỉnh dịch COVID-19. Do đó, vào tuần tới, quốc gia này sẽ bắt đầu triển khai chiến lược dỡ bỏ các hạn chế.

Ngành thủy sản hậu COVID-19: Cần đại tu để tăng trưởngHội nghị trực tuyến Bộ trưởng Bộ Y tế các nước ASEAN với Hoa KỳIEA: Nhu cầu năng lượng sẽ giảm nhiều nhất trong lịch sửASEAN hợp nhất nỗ lực phục hồi du lịch khu vựcCOVID-19: Gần 1/2 lực lượng lao động toàn cầu có nguy cơ mất đi sinh kế

Lãnh đạo Mỹ, Anh cho biết đỉnh dịch COVID-19 đã qua. Ảnh minh họa: TTXVN

Tuyên bố được vị thủ tướng đưa ra khi ông chính thức bình phục sau nhiễm virus SARS-CoV-2. Theo đó, ông hy vọng rằng tuy lệnh cấm sẽ được dần dỡ bỏ, song người dân Anh vẫn nên tuân thủ các hạn chế để làm chậm sự lây lan của virus.

Thông tin đăng tải trên tờ CNA ngày 1/5 dẫn lời Thủ tướng Anh Boris Johnson rằng: “Tôi có thể xác nhận rằng hôm nay chính là ngày đầu tiên chúng ta chính thức vượt qua đỉnh dịch COVID-19. Chúng ta đã vượt qua đỉnh điểm của dịch bệnh và đang bắt đầu xuống dốc. Có rất nhiều lý do để đặt niềm tin vào hy vọng lâu dài về một tương lai tốt đẹp hơn”.

Được biết, tính đến 5h sáng ngày 1/5 theo giờ Việt Nam, Anh có hơn 177.000 ca nhiễm COVID-19, số người tử vong do dịch bệnh là hơn 26.000 người.

Xác nhận đỉnh dịch đã qua, thủ tướng Boris Johnson cam kết vào tuần tới sẽ đưa ra một kế hoạch linh hoạt về cách thức mà các hạn chế có thể được nới lỏng và khẳng định rằng mọi quyết định cuối cùng sẽ dựa vào các chuyên gia tư vấn và dữ liệu khoa học chính xác.

Trong khi đó, tại Mỹ, quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất trên toàn cầu, các hạn chế đưa ra bởi Nhà Trắng đã hết hạn vào ngày 30/4, khoảng ½ trong tổng số các tiểu bang của Mỹ đang thúc đẩy các kế hoạch giảm bớt hạn chế đối với doanh nghiệp, từng bước bình thường hóa xã hội, hướng đến mục tiêu hồi sinh nền kinh tế bị đình trệ bởi COVID-19.

Áp lực to lớn đối với các quốc gia bắt đầu mở cửa trở lại được nhấn mạnh trong dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, khoảng 30 triệu người đã đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp kể từ ngày 21/3, tương đương hơn 18,4% dân số đang trong độ tuổi lao động.

Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm đã cảnh báo rằng các tiểu bang không nên thực hiện các biện pháp mở cửa ồ ạt, chính quyền địa phương nên kiềm chế “sự vội vã” của người dân khi tiểu bang Georgia – một trong số những tiểu bang đầu tiên ở Mỹ đã bắt đầu nới lỏng hạn chế.

Trong một thông tin có liên quan, số ca nhiễm COVID-19 vẫn đang gia tăng ở một số khu vực trên toàn nước Mỹ, mặc dù đỉnh dịch ở New York và một số nơi khác đã qua. Tính đến ngày 1/5, Mỹ có tổng cộng 1.904.721 ca nhiễm, 63.840 ca tử vong.

Nhìn chung, giới chuyên gia cho biết các tiểu bang cần phải thực sự cẩn trọng trong việc lên kế hoạch và quyết định các bước mở cửa trở lại do nhiều tiểu bang vẫn đang ghi nhận số ca nhiễm mới cao và không có đủ năng lực xét nghiệm, trong lúc đây là điều kiện tiên quyết để mở cửa nền kinh tế trở lại một cách an toàn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Return to top