Thế giới
Cập nhật COVID-19:

Mỹ chạy đua tiêm chủng để giảm sự lây lan của biến thể Delta

ClockThứ Tư, 09/06/2021 11:10
TTH.VN - Các quan chức y tế Mỹ đang chạy đua để tiêm chủng cho nhiều người dân Mỹ hơn, nhằm mục tiêu giữ cho biến thể Delta - biến thể của virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ không lây lan mạnh hơn ở Mỹ.

Đông Nam Á có thể phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021Dịch COVID-19: Số ca nhiễm mới tại Ấn Độ và Brazil tiếp tục giảmChâu Á - Thái Bình Dương chạy đua phát triển, sản xuất vaccine COVID-19 “nhà trồng”Hơn 156 triệu người trên thế giới đã được điều trị khỏi COVID-19Bộ trưởng Thương mại APEC cam kết thúc đẩy dòng chảy vaccine COVID-19

Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 được xem là hy vọng để thế giới thoát dịch. Ảnh minh họa: Getty Images/Nhân dân Điện tử

Cụ thể, biến thể Delta này đã trở thành chủng virus thống trị ở Anh, chiếm khoảng 60% các trường hợp nhiễm mới. Hiện biến thể này đã trở nên phổ biến hơn chủng virus Alpha, trước đây gọi là chủng B 1.1.7 lần đầu tiên được xác nhận ở Anh và chứng kiến tốc độ lây nhiễm đạt đỉnh ở những người trong độ tuổi từ 12 – 20.

Trong khi đó ở Mỹ, biến thể Delta chiếm hơn 6% số trường hợp được xác nhận. Tuy nhiên con số thực tế có thể còn cao hơn.

Cố vấn Y tế Nhà Trắng Anthony Faucy nhận định: “Ở Anh, biến thể Delta đã và đang nhanh chóng nổi lên như một biến thể thống trị. Nó đang thay thế biến thể B 1.1.7. Chúng tôi không thể để điều đó xảy ra ở Mỹ”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt ra mục tiêu đến ngày 4/7 sẽ tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 cho 70% dân số trưởng thành của nước này. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nhận định tình hình hiện tại có chút căng thẳng bởi chỉ còn ít hơn 4 tuần nữa là sẽ đến hạn và khoảng 63,7% dân số trưởng thành của Mỹ đã được tiêm chủng mũi đầu tiên. Khoảng 53% tổng số dân trưởng thành của Mỹ đã nhận được đầy đủ 2 mũi vaccine phòng chống COVID-19.

Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát hiện ra rằng biến thể Delta đã lây lan sang ít nhất là 62 quốc gia.

“Chúng tôi tiếp tục nhìn thấy khả năng lây lan tăng lên đáng kể và ngày càng có nhiều quốc gia báo cáo các đợt bùng dịch có liên quan đến biến thể này”, WHO cho biết về chủng Delta và yêu cầu nghiên cứu sâu hơn cần phải là một ưu tiên hàng đầu.

Cũng tại Mỹ, hãng tin CNA dẫn thông tin từ CDC cho biết Mỹ đã nới lỏng các hạn chế đi lại đối với hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả Singapore. Trong 110 nước này có 61 quốc gia vừa giảm mức độ của “tình trạng khẩn cấp”.

Một phát ngôn viên của CDC thông tin, 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giảm mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh xuống “cấp độ 1” hoặc “cấp độ 2”. Các quốc gia được xếp hạng rủi ro thấp nhất về COVID-19 bao gồm Singapore, Israel, Hàn Quốc, Iceland, Belize và Albani.

Những quốc gia được liệt kê ở “cấp độ 3” gồm có Pháp, Ecuador, Philippines, Nam Phi, Canada, Mexico, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Honduras, Hungary và Italy.

Cũng trong diễn biến có liên quan, chỉ còn hơn 6 tuần nữa sẽ đến Thế vận hội Tokyo. Các lãnh đạo cho biết, các nhà báo nước ngoài đưa tin về sự kiện thể thao này sẽ được theo dõi hành trình bằng thiết bị GPS. Những ai có các hành vi cố tình vi phạm sẽ bị thu hồi thẻ tác nghiệp.

Theo đó, khoảng 6.000 phóng viên đến Nhật Bản tham gia tác nghiệp về những hoạt động có trong Thế vận hội Tokyo sẽ phải cung cấp danh sách chi tiết các khu vực và điểm đến mà họ sẽ đến trong 2 tuần đầu tiên ở Nhật Bản, chẳng hạn như các địa điểm thi đấu thể thao hoặc khách sạn.

Tân Trưởng ban tổ chức Thế vận hội Tokyo Seiko Hashimoto cho biết, công nghệ cao sẽ được sử dụng để đảm bảo rằng mọi người sẽ đi đến những nơi mà họ được phép đến.

Thêm vào đó, các phóng viên sẽ được khuyến khích nghỉ tại khách sạn, thay vì nghỉ ở nhà riêng. Nhằm quản lý chặt chẽ du khách đến Nhật Bản, đặc biệt là trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội, số lượng khách sạn cung cấp dịch vụ dự kiến ban đầu sẽ giảm từ 350 xuống còn 150 khách sạn.

Không chỉ riêng phóng viên, các vận động viên cũng sẽ phải đối mặt với những hạn chế chặt chẽ trong di chuyển, cũng như được test virus hằng ngày.

Người hâm mộ nước ngoài đã bị cấm đến cổ vũ và theo dõi trực tiếp. Cuối tháng này, ban tổ chức cũng sẽ nhanh chóng quyết định có bao nhiêu khán giả trong nước sẽ được đến theo dõi trực tiếp các phần thi.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần

Chỉ số đồng USD đã tăng vào phiên cuối tuần 25/10, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp của chỉ số này nhờ các số liệu kinh tế giúp duy trì kỳ vọng rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất ổn định. Giới đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 10/2024 của Mỹ, dự kiến được công bố vào tuần tới.

Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần
Mỹ ghi nhận ca tử vong thứ 3 liên quan đến vi khuẩn listeria

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) tuyên bố một nạn nhân thứ ba đã tử vong do tiêu thụ các sản phẩm bị nhiễm vi khuẩn listeria. Đây là ca tử vong mới nhất liên quan đến đợt bùng phát nhiễm khuẩn trên toàn nước Mỹ bắt đầu hồi tháng 5 và có liên quan đến thịt thái lát tại các quầy thịt nguội.

Mỹ ghi nhận ca tử vong thứ 3 liên quan đến vi khuẩn listeria
Olympic 2024: Mỹ, Trung Quốc tiếp tục bám đuổi sít sao trên bảng tổng sắp huy chương

Theo thông tin cập nhật mới nhất từ bảng tổng sắp huy chương Olympic Paris 2024, tính đến 3h00 ngày 9/8 (giờ Hà Nội), đoàn Mỹ tiếp tục dẫn đầu với 30 Huy chương vàng (HCV), 38 Huy chương bạc (HCB) và 35 Huy chương đồng (HCĐ). Đoàn Trung Quốc bám sát ở vị trí thứ 2 với 28 HCV, 25 HCB và 19 HCĐ. Trong khi đó, đoàn Australia giữ vững ngôi vị số 3 với 18 HCV, 14 HCB và 12 HCĐ.

Olympic 2024 Mỹ, Trung Quốc tiếp tục bám đuổi sít sao trên bảng tổng sắp huy chương
Return to top