Thế giới

Mỹ hợp tác với đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để tăng cường phục hồi kinh tế

ClockThứ Ba, 31/10/2023 14:39
TTH.VN - Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết, Mỹ đang hợp tác rất chặt chẽ với các đối tác thương mại ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để giúp xây dựng khả năng phục hồi kinh tế.

Tiến trình đàm phán IPEF đang được thúc đẩy để sớm hoàn thànhVòng đàm phán IPEF lần thứ 6 sẽ diễn ra tại MalaysiaVòng đàm phán mới về IPEF sẽ diễn ra trong tuần nàyThúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình DươngMỹ tổ chức hội nghị IPEF trực tuyến nhằm mở rộng can dự với châu Á

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+ 

Phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh Bộ trưởng Thương mại các nước G7 ở Osaka (Nhật Bản), Đại diện Katherine Tai cho biết, với sáng kiến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) do Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra vào tháng 5/2022, nước này đang mong muốn sớm công bố một số sáng kiến.

Đại diện Katherine Tai cho hay: “Chúng tôi đang thể hiện một tầm nhìn mà chúng tôi đã tạo ra trong thời điểm có nhiều thách thức kinh tế trong nhu cầu hợp tác với các đối tác của chúng tôi ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để thúc đẩy tính bền vững, khả năng phục hồi và tính toàn diện. Chúng tôi biết rằng mình không thể đợi 5 hoặc 7 năm để hoàn tất một cuộc đàm phán thương mại quy mô lớn”.

Trong đó, IPEF là chiến lược kinh tế chính của chính quyền Biden ở châu Á. Các quốc gia hợp tác với Mỹ trong sáng kiến này bao gồm Australia, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Sáng kiến do Mỹ dẫn đầu nhằm mục đích củng cố mối quan hệ và tham gia vào các vấn đề kinh tế và thương mại quan trọng giữa các quốc gia thành viên.

Trong một thông tin có liên quan, nhiều khả năng, các sáng kiến dành cho IPEF sẽ được công bố tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại San Francisco vào tháng tới.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top