Thế giới

Mỹ kiên quyết rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

ClockThứ Năm, 24/10/2019 09:05
Ngày 23/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định kế hoạch rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu khi chỉ còn 2 tuần nữa là Washington sẽ bắt đầu tiến trình này.

Tiến trình đối phó với biến đổi khí hậu gặp khó khăn do Mỹ rút khỏi hiệp định ParisTổng thống Mỹ tuyên bố có thể quay lại Hiệp định Paris về khí hậuMỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậuMỹ rút khỏi Hiệp định Paris có thể khiến Trái đất nóng thêm 0,3 độ CMỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậuMỹ trì hoãn quyết định về Hiệp định Paris cho đến sau hội nghị G7

Quyết định của Mỹ về rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã gây nhiều tranh luận. Nguồn: Al Jazeera

Ngày 23/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định kế hoạch rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa chính quyền của ông sẽ chính thức bắt đầu tiến trình này.

Phát biểu tại một hội nghị năng lượng tại Pittsburgh, Tổng thống Trump cho rằng: "Hiệp định Paris sẽ khiến các nhà sản xuất Mỹ phải đóng cửa do những quy định hạn chế quá mức, trong khi lại cho phép các nhà sản xuất nước ngoài gây ô nhiễm.” Ông cũng nhấn mạnh rằng thực hiện chính sách “Nước Mỹ trước tiên” chính là không gây tổn hại cho người dân Mỹ và không giúp những quốc gia gây ô nhiễm làm giàu.

Theo các điều khoản của hiệp định, vào ngày 4/11 tới, Tổng thống Trump có thể trình lên Liên hợp quốc (LHQ) một bức thư thông báo nước Mỹ chính thức rút khỏi các cam kết trong hiệp định. Tuy nhiên, quá trình này sẽ phải mất một năm để thực hiện và điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ không còn là thành viên của hiệp định này vào ngày 4/11/2020-một ngày sau ngày bầu cử tổng thống vào năm sau.

Trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2016, ông Trump đã cam kếtsẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ông cho rằng hiệp định sẽ khiến nước Mỹ tổn hại hàng nghìn tỷ USD, người lao động mất việc làm và cản trở các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt, than đá và cả lĩnh vực sản xuất cơ khí. Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã lập tức thực hiện lời hứa tranh cử.

Vào ngày 1/6/2017, ông đã tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu để bảo vệ nước Mỹ và người dân Mỹ, song sẽ bắt đầu đàm phán lại nhằm mang đến một thỏa thuận công bằng hơn cho nước Mỹ, cho doanh nghiệp, người lao động và người dân Mỹ nói chung.

Dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma), Mỹ đã cam kết đến năm 2025 sẽ cắt giảm từ 26-28% lượng phát thải khí nhà kính so với mức khí thải của năm 2005./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top