Thế giới

Mỹ lại tăng thuế đối với các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu

ClockThứ Bảy, 25/01/2020 14:46
Ngày 24/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký tuyên bố gia tăng các mức thuế đối với sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu của một số nước, theo đó sẽ tăng thêm 25% thuế đối với thép và 10% đối với nhôm so với mức hiện tại lần lượt là 25% và 10%.

Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump hứa hẹn giảm thuế cho tầng lớp trung lưuĐàm phán thương mại cấp cao Mỹ-Trung: Lạc quan thận trọngMỹ hoãn tăng thuế đối với một số hàng hóa Trung Quốc thêm hai tuầnThổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Mỹ bỏ hàng rào thuế quan để thúc đẩy thương mạiNghịch lý ở Mỹ: Thâm hụt “khủng” bất chấp nền kinh tế tăng trưởng liên tục

Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi quy trình xem xét miễn trừ thuế nhập khẩu nhôm và thép của Mỹ. Ảnh minh họa: TTXVN

Tuy nhiên, đối với thép nhập khẩu, ông chủ Nhà Trắng lại tuyên bố miễn tăng thuế đối với một số nước như Argentina, Australia, Brazil, Canada, Mexico và Hàn Quốc. Đối với nhôm nhập khẩu, các nước Argentina, Australia, Canada và Mexico được miễn mức tăng thuế bổ sung này. Theo ông Donald Trump, các mức thuế này nhằm giúp tăng cường sản xuất trong nước, một vấn đề mà ông cho rằng sẽ tác động đến an ninh quốc gia. Ông Trump khẳng định các nhà sản xuất nước ngoài đã gia tăng xuất khẩu các hàng hóa phái sinh nhằm tránh sự áp đặt thêm các mức thuế hiện tại đối với mặt hàng nhôm và thép. Trong tuyên bố của mình, ông Trump nói: "Việc nhập khẩu các hàng hóa phái sinh đe dọa sẽ làm suy yếu các biện pháp được thực thi nhằm giải quyết những rủi ro đối với an ninh quốc gia của Mỹ". Trong khi khả năng sản xuất trong nước đối với mặt hàng nhôm và thép cho quốc phòng và cơ sở hạ tầng quan trọng lại  rất cần thiết cho an ninh quốc gia.

Giới phân tích cho rằng ông Donald Trump đã duy trì "xu hướng" áp đặt các mức thuế nhập khẩu kể khi lên nắm quyền, coi thuế là "cách hiệu quả" để bảo vệ các tập đoàn công nghiệp cũng như là công cụ để gây sức ép đối với các quốc gia trong các cuộc đàm phán.

Theo kế hoạch, các mức thuế mới sẽ có hiệu lực kể từ ngày 8/2 tới.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top