Thế giới

Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á

ClockThứ Bảy, 27/02/2021 09:58
Trong tuần này, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc đã cùng Đại sứ các nước ASEAN ở Washington DC có cuộc trao đổi trực tuyến với ông David Marchick, quyền Giám đốc Cơ quan Phát triển Tài chính Quốc tế Mỹ (DFC).

Tân Ngoại trưởng Hàn Quốc chính thức nhậm chứcRCEP tạo động lực đa dạng hóa thị trường cho Hàn QuốcLễ kỷ niệm 53 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại MỹMỹ: Hòa bình và thịnh vượng cần xây dựng trên nguyên tắcHội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN sẽ được tổ chức vào tháng 3

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc. (Ảnh: Đặng Huyền/TTXVN)

Tham dự cuộc trao đổi còn có ông Kurt Campbell, Điều phối viên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ và ông Alex Feldman, Giám đốc Hội đồng kinh doanh ASEAN-Mỹ.

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, trong cuộc trao đổi, ông Marchick nhấn mạnh DFC muốn đóng vai trò tích cực cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á, với ưu tiên lớn dành cho Khu vực tiểu vùng sông Mekong.

DFC sẽ chú trọng ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, thúc đẩy đầu tư vào các dự án năng lượng xanh và hỗ trợ Đông Nam Á ứng phó với đại dịch COVID-19 thông qua tăng cường hệ thống y tế, phân phối vắcxin.

Bên cạnh đó, DFC cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực nông nghiệp và giáo dục...; đồng thời hợp tác với các đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Đài Loan (Trung Quốc) để tăng cường hiệu quả các dự án đầu tư.

Cũng theo ông Marchick, giữa DFC và Việt Nam còn nhiều tiềm năng hợp tác với nhau.

Về phần mình, Điều phối viên Kurt Campbell nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách của Mỹ, cũng như việc tăng cường kết nối giữa các Đại sứ ASEAN với các cơ quan chính phủ Mỹ.

Ông bày tỏ hy vọng sẽ sớm có cuộc trao đổi giữa Ngoại trưởng Antony Blinken với những người đồng cấp ASEAN để thảo luận về các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.

Phát biểu tại buổi trao đổi, Đại sứ Hà Kinh Ngọc chúc mừng ông Marchick nhận nhiệm vụ mới và bày tỏ cảm ơn Điều phối viên Campbell đã tạo diễn đàn trao đổi thường xuyên để thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và Mỹ.

Đại sứ đánh giá cao các nỗ lực của Mỹ trong việc thúc đẩy phát triển năng lượng, tạo thuận lợi cho thương mại và hỗ trợ y tế cho khu vực Đông Nam Á.

Nhân dịp này, Đại sứ Hà Kim Ngọc đề xuất Chính phủ Mỹ tiếp tục hỗ trợ các nước ở khu vực Đông Nam Á và Tiểu vùng sông Mekong phát triển chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao năng lực thương mại số và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng cao như Dự án sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc Nam, phát triển năng lượng tái tạo, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG.

Đại sứ Hà Kim Ngọc cũng mong muốn Mỹ hỗ trợ các nước ASEAN tiếp cận với nguồn vắcxin ngừa COVID-19, tiếp tục thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và thông qua các khuôn khổ hợp tác Mỹ - ASEAN.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Return to top