Thế giới

NATO được đề cử Nobel hòa bình 2022

ClockThứ Tư, 02/02/2022 08:34
Ngoài ra, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phát thanh viên gạo cội David Attenborough, Giáo hoàng Francis hay nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg cũng nằm trong số những người được đề cử cho giải Nobel hòa bình năm 2022.

Tổng thư ký NATO General Stoltenberg trong một cuộc họp báo ngày 12-1-2022 - Ảnh: REUTERS

Các nhà lập pháp Na Uy - những người có thành tích "đề cử ai là người đó thắng" kể từ năm 2014 - đã tiết lộ lựa chọn của họ cho Nobel hòa bình năm 2022. 

Danh sách đáng chú ý gồm WHO, phát thanh viên David Attenboroug, Giáo hoàng Francis. Nhà hoạt động người Nga Alexei Navalny, Tòa hình sự quốc tế ở La Hay (Hague), WikiLeaks và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng nằm trong danh sách đề cử.

Ủy ban Nobel Na Uy, nơi sẽ chọn ra người chiến thắng, từ chối bình luận về danh sách ứng viên cho năm nay. Giữ bí mật đến phút chót là truyền thống mà ủy ban này đã duy trì trong suốt hàng chục năm qua.

Ông Attenborough, 95 tuổi, nổi tiếng với loạt phim truyền hình về thế giới tự nhiên, bao gồm "Sự sống trên Trái đất" và "Hành tinh xanh".

Ông được đề cử cùng với Diễn đàn khoa học - chính sách liên chính phủ về Đa dạng sinh học và hệ sinh thái (IPBES), một tổ chức chuyên đánh giá tình trạng đa dạng sinh học trên toàn thế giới cho các nhà hoạch định chính sách.

Bà Une Bastholm, lãnh đạo Đảng Xanh Na Uy và là người đề cử ông Attenborough cùng IPBES, giải thích cả hai xứng đáng được Nobel hòa bình vì "những nỗ lực trong cung cấp thông tin và bảo vệ sự đa dạng tự nhiên của Trái đất, một điều kiện tiên quyết cho các xã hội bền vững và hòa bình".

Dag Inge Ulstein, một cựu bộ trưởng Na Uy, thì đề cử Giáo hoàng Francis vì nỗ lực giúp giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và các thông điệp, hành động của ông hướng các nước đến hòa bình, hòa giải.

Giới chuyên gia nhận định các đề cử dường như xuất phát từ quan điểm rằng biến đổi khí hậu sẽ dẫn tới hệ lụy là mất an ninh và chiến tranh bạo lực.

Các nhà bảo vệ môi trường đã từng đoạt giải Nobel hòa bình trước đây bao gồm nhà hoạt động người Kenya Wangari Maathai, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu và cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore.

Ông Henrik Urdal, giám đốc Viện Nghiên cứu hòa bình Oslo, tin rằng WHO sẽ được nhắc đến khi các thành viên ủy ban Nobel hòa bình họp mặt. Quá trình đề cử đã kết thúc vào ngày 31-1 và người chiến thắng sẽ được xướng danh vào tháng 10 năm nay.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top