Thế giới

Ngành hàng không đối mặt nhiều khó khăn trước sự bùng phát của virus corona ở Trung Quốc

ClockThứ Năm, 30/01/2020 09:05
TTH.VN - Sự tăng trưởng của Trung Quốc đã giúp thúc đẩy ngành hàng không toàn cầu trong thập kỷ qua, nhưng trong bối cảnh hiện tại, khi nước này đang phải đối mặt với sự bùng phát của virus corona, ngành công nghiệp này nhiều khả năng sẽ phải gánh chịu nhiều khó khăn hơn bao giờ hết.

Giới khoa học đẩy nhanh nỗ lực bào chế thuốc chống virus corona mớiCập nhật tình hình dịch viêm phổi do virus corona tại Trung QuốcThế giới đối mặt với tác động kinh tế từ virus coronaThế giới chạy đua với thời gian để ngăn chặn đại dịch virus Corona

Nhiều hãng hàng không đối mặt thách thức trước sự bùng phát của virus corona. Ảnh: Yahoo News

United Airlines Holdings Inc, Air Canada, Cathay Pacific Airways Ltd và Finnair Plc nằm trong số các hãng hàng khoong đã hủy một số chuyến bay đến Trung Quốc khi các nước mở rộng cảnh báo du lịch và nhu cầu đến Trung Quốc giảm mạnh do sự bùng phát của virus corona.

Trong khi đó, British Airways cũng đã tạm dừng các chuyến bay trực tiếp từ London đến Bắc Kinh và Thượng Hải cho đến tháng 3/2020.

Theo thông báo của Trung Quốc, virus corona hiện đã giết chết hơn 130 người và làm hơn 6.000 người mắc bệnh, phần lớn trong số đó đang ở Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho biết, virus này dường như là mối đe dọa dịch bệnh lớn nhất đối với ngành hàng không kể từ khi dịch SARS bùng phát, cao điểm nhất là vào tháng 4/2003 khiến nhu cầu đi lại của hành khách giảm mạnh đến 45% ở châu Á.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), ngành công nghiệp hàng không toàn cầu đã kiếm được lợi nhuận trong 10 năm qua. Các hãng hàng không đều có tình trạng tài chính mạnh hơn so với năm 2003, nhưng cũng phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.

"Các hãng hàng không và sân bay mạnh về tài chính và được quản lý tốt có thể khắc phục sự sụt giảm nghiêm trọng trong du lịch hàng không. Tuy nhiên, những hãng hàng không yếu và quản lý kém sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn", ông Shukor Yusof, người đứng đầu công ty tư vấn hàng không Endau Analytics cho biết. "

Ngoài ra, một số lo ngại cũng được đặt ra khi lợi nhuận của nhiều hãng vẫn chuyển vẫn còn hạn hẹp, tăng trưởng kinh tế rất mong manh trong bối cảnh của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc và có những lo lắng rằng sự trở lại của máy bay Boeing 737 MAX - dự kiến ​​vào giữa năm nay, có thể dẫn đến tình trạng dư thừa và đẩy giá vé xuống.

Các nhà phân tích cho rằng, dịch bệnh lần này đặc biệt ảnh hưởng đến ngành công nghiệp hàng không vì Trung Quốc là thị trường du lịch quốc tế lớn nhất thế giới và là thị trường hàng không nội địa lớn thứ hai toàn cầu.

Quốc gia này chiếm khoảng 25% doanh số toàn cầu của các nhà sản xuất máy bay Airbus SE và Boeing Co. So với một thập kỷ trước, hiện tại lưu lượng hành khách bay đến - đi và di chuyển trong nội địa Trung Quốc mỗi năm cao hơn khoảng 450 triệu người.

Đối với các hãng hàng không Trung Quốc, tác động của virus corona đã nhanh chóng thể hiện. Hôm qua, 23% số chuyến bay khởi hành từ sân bay Hồng Kiều Thượng Hải đã bị hủy bỏ, theo FlightRadar24, trong khi số chuyến bay bị huỷ ở sân bay Pudong là 8%.

"Đây là một đòn đau thực sự", ông Mike Boyd, người đứng đầu công ty tư vấn hàng không Boyd Group International nhận định.                                        

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top