Thế giới

Ngay cả trong mây cũng chứa hạt vi nhựa

ClockThứ Năm, 28/09/2023 16:02
TTH.VN - Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản mới đây xác nhận đã lần đầu tiên tìm thấy hạt vi nhựa hiện diện trong các đám mây, nơi chúng có khả năng ảnh hưởng đến khí hậu theo những cách mà chúng ta vẫn chưa hiểu biết đầy đủ, AFP sáng nay (28/9) đưa tin.

Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây DươngTìm thấy hạt vi nhựa trong cá khô một số nước châu ÁWHO: Ô nhiễm hạt vi nhựa có ở khắp mọi nơi

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm thấy hạt vi nhựa trong các đám mây ở đỉnh và chân núi Phú Sĩ. Ảnh: Nikkei/Tuoitre

Các hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm được gọi là “vi nhựa”. Những mảnh nhựa nhỏ này thường được tìm thấy trong nước thải công nghiệp hoặc hình thành từ quá trình phân hủy rác thải nhựa có kích thước lớn hơn. Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy một lượng lớn hạt vi nhựa được con người cũng như động vật ăn hoặc hít phải và đã được phát hiện trong nhiều cơ quan như phổi, tim, máu, nhau thai và phân. Mười triệu tấn mảnh nhựa này sẽ trôi ra đại dương, thoát ra theo dòng nước biển và tìm đường vào khí quyển. Điều này ngụ ý rằng hạt vi nhựa có thể đã trở thành một thành phần thiết yếu của các đám mây, làm ô nhiễm hầu hết mọi thứ chúng ta ăn và uống thông qua “mưa nhựa”.

Hạt vi nhựa trong không khí: Tác động đến sức khỏe và khí hậu

Trong khi hầu hết các nghiên cứu về hạt vi nhựa đều tập trung vào hệ sinh thái dưới nước, một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản mới đây đã tìm hiểu đường đi của các hạt vi nhựa trong không khí (AMP) khi chúng lưu thông trong sinh quyển, tác động xấu đến sức khỏe con người và khí hậu.

Để nghiên cứu vai trò của các hạt vi nhựa này trong tầng đối lưu và lớp ranh giới khí quyển, các nhà khoa học đã leo lên núi Phú Sĩ và núi Oyama  - những vùng có độ cao từ 1.300m - 3.776m, để thu thập nước từ các đám mây mù bao phủ các đỉnh núi, sau đó áp dụng các kỹ thuật hình ảnh tiên tiến vào các mẫu nước để xác định tính chất vật lý và hóa học của chúng. Kết quả, các nhà nghiên cứu đã xác định được sự hiện diện của vi hạt nhựa trong nước đám mây, với 9 loại polyme khác nhau và một loại cao su trong các hạt vi nhựa trong không khí, có kích thước từ 7,1 - 94,6 micromet và với nồng độ trung bình từ 6,7 - 13,9 hạt/lít.

Hơn nữa, sự hiện diện của các polyme ưa nước trong nước mây rất nhiều. Phát hiện này cho thấy các hạt vi nhựa trong không khí đóng vai trò chính trong việc hình thành các đám mây một cách nhanh chóng, từ đó có thể ảnh hưởng đến hệ thống khí hậu tổng thể.

Với kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Environmental Chemistry Letters, Giáo sư Hiroshi Okochi tại Đại học Waseda (Nhật Bản) - người dẫn đầu nhóm nghiên cứu khẳng định “các hạt vi nhựa trong tầng đối lưu được vận chuyển và góp phần gây ô nhiễm toàn cầu”. Từ đó, ông cảnh báo “nếu vấn đề ‘ô nhiễm không khí nhựa’ không được giải quyết một cách chủ động, các rủi ro về biến đổi khí hậu và sinh thái có thể trở thành hiện thực, gây ra những thiệt hại môi trường nghiêm trọng và không thể khắc phục được trong tương lai”.

Cũng theo lý giải của Giáo sư Okochi, sự tích tụ các hạt vi nhựa trong khí quyển, đặc biệt là ở các vùng cực, có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cân bằng sinh thái của hành tinh, gây mất đa dạng sinh học nghiêm trọng. “Các hạt vi nhựa trong không khí bị phân hủy ở tầng khí quyển phía trên nhanh hơn nhiều so với trên mặt đất do bức xạ tia cực tím mạnh từ ánh sáng mặt trời và sự phân hủy này giải phóng khí nhà kính, góp phần vào sự nóng lên toàn cầu.

Vai trò của nghiên cứu

Theo các nhà nghiên cứu, các hạt vị nhựa đến từ nước thải công nghiệp, dệt may, lốp ô tô tổng hợp, sản phẩm chăm sóc cá nhân và nhiều thứ khác… Những mảnh nhỏ này đã được phát hiện bên trong những con cá ở nơi sâu nhất của đại dương, trong tuyết rơi ở Bắc Cực, trong các mẫu băng trên biển ở Nam Cực và trong tuyết phủ kín trên dãy núi Pyrenees giữa Pháp và Tây Ban Nha. Điều này cho thấy ngay cả ở những nơi xa xôi nhất Trái đất cũng không tránh khỏi nguy cơ ô nhiễm nhựa.

Tuy nhiên, cơ chế vận chuyển của các hạt vi nhựa vẫn chưa rõ ràng, nhất là khi các nghiên cứu về sự di chuyển của hạt vi nhựa trong không khí vẫn còn hạn chế.

“Theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, đây là báo cáo đầu tiên về hạt vi nhựa trong không khí trong nước mây. Những phát hiện của nghiên cứu này có thể được sử dụng để giải thích tác động của hạt vi nhựa trong không khí cho các dự báo về hiện tượng nóng lên toàn cầu trong tương lai”, nhóm tác giả nghiên cứu cho biết.

Đồng thời, các bằng chứng mới này cũng đã liên kết mối quan hệ giữa vi hạt nhựa với một loạt tác động đến sức khỏe con người, bao gồm các bệnh tim phổi và ung thư, bên cạnh tác hại rộng rãi đến môi trường.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Giá màng nhựa pvc cứng định hình Pavico Việt Nam

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường

Ngày 11/10, Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Ngày hội thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024 tại Trường THCS Nguyễn Khánh Toàn (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà).

Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường
Phòng tránh những nguy hiểm về sức khỏe khi chạy bộ

Chạy bộ từ lâu được biết đến là một trong những loại hình thể thao đơn giản, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chạy bộ còn mang lại nhiều lợi ích về tinh thần và phòng, chống được nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý gì khi chạy bộ, đặc biệt là khi tham gia các cuộc thi chạy bộ đường dài?

Phòng tránh những nguy hiểm về sức khỏe khi chạy bộ
Hạ tầng xử lý rác thải: Đáp ứng yêu cầu môi trường

Với sự đi vào hoạt động của Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn (Hương Thủy), rác thải sinh hoạt của 6/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã được xử lý bằng công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về môi trường.

Hạ tầng xử lý rác thải Đáp ứng yêu cầu môi trường
Phát động Chiến dịch “Tôi yêu Thừa Thiên Huế năm 2024”

Ngày 28/9, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), Trường ĐH Khoa học (Đại học Huế) và Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức Kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống ngành Khí tượng Thuỷ văn Việt Nam (3/10/1945-3/10/2024) và phát động Chiến dịch “Tôi yêu Thừa Thiên Huế năm 2024”.

Phát động Chiến dịch “Tôi yêu Thừa Thiên Huế năm 2024”
Return to top