Thế giới

Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Việt Nam: Thúc đẩy các thảo luận quan trọng

ClockThứ Tư, 12/04/2023 15:22
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thăm Việt Nam trong tuần này, lần đầu tiên kể từ khi ông đảm nhiệm ghế ngoại trưởng.

Đặc phái viên John Kerry: Hàng tỉ USD sẵn sàng đổ vào Việt NamMỹ công bố nhiều dự án hàng chục triệu USD để hỗ trợ Việt NamTravel off Path: Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến được yêu thích của du khách Mỹ

leftcenterrightdel
 Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken - Ảnh: AFP

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ thăm Việt Nam từ ngày 14 tới 16/4. Đây là một phần trong chuyến công tác của ông Blinken tới Anh, Ireland, Việt Nam và Nhật Bản từ ngày 11 tới 18/4. Được biết, ông Blinken sẽ tới Việt Nam trong ngày 14/4, trước khi có các hoạt động chính thức tại Hà Nội một ngày sau đó.

Thúc đẩy quan hệ với Việt Nam

Giới quan sát đang chú ý vào hai điểm nhấn kỳ vọng từ chuyến đi của ngoại trưởng Mỹ. Thứ nhất, theo thông tin từ phía Mỹ, ông Blinken sẽ tới Hà Nội với trọng tâm thúc đẩy "các cuộc thảo luận quan trọng với các đối tác Việt Nam trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện".

Quan hệ Việt - Mỹ đã chứng kiến nhiều kết quả tích cực trong nhiều năm qua. Ngày 10/4, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink nhấn mạnh vai trò của Việt Nam như một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất của Mỹ tại khu vực.

Ông Daniel Kritenbrink trích dẫn số liệu cho thấy thương mại hai nước đã vượt mốc 100 tỉ USD trong năm 2022. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ tám của Mỹ. Điều này khiến Việt Nam trở thành lựa chọn tốt cho các công ty Mỹ mong muốn đa dạng hóa lựa chọn thương mại và đầu tư, giảm bớt lệ thuộc vào nguồn sản phẩm và sản xuất của Trung Quốc.

Chuyến đi của ông Blinken cũng được lên lịch không lâu sau khi Tổng thống Biden có cuộc điện đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 29/3. Giới quan sát cho rằng các diễn biến gần đây đang mở đường cho khả năng ông Biden sắp thăm Việt Nam. Vì vậy, đây cũng là câu chuyện nhận được nhiều sự quan tâm khi nói về các kết quả cụ thể sau sự kiện ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam lần này.

Việt Nam và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Sau khi tới Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ sẽ tới thị trấn Karuizawa (tỉnh Nagano, Nhật Bản) để dự Hội nghị ngoại trưởng các nền kinh tế lớn G7. Theo thông cáo của Mỹ, các ngoại trưởng G7 sẽ thảo luận về phương hướng cho một loạt vấn đề toàn cầu, bao gồm: tình hình Ukraine, giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh lương thực và năng lượng, cũng như "thúc đẩy tầm nhìn tích cực về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Một số ý kiến cho rằng chuyến đi Việt Nam của ông Blinken lần này cũng nằm trong kế hoạch tổng thể của Mỹ về việc tiếp tục thúc đẩy các chương trình liên quan tới chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm hợp tác an ninh, thương mại, cũng như các thảo luận về sáng kiến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF).

Trong thông báo trước chuyến đi, phía Mỹ cũng nói ông Blinken sẽ gặp gỡ các quan chức cấp cao của Việt Nam để trao đổi tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương kết nối, thịnh vượng, hòa bình và có sức chống chịu mạnh mẽ.

Bàn về vấn đề này, ông Kritenbrink cũng nhận xét Mỹ và Việt Nam "gần như hoàn toàn song hành về một kiểu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà chúng tôi muốn thấy". Theo ông Kritenbrink, các điểm chung như mong muốn xử lý tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế là nền tảng trong mối quan hệ mới mà Mỹ và Việt Nam muốn xây dựng.

Lãnh đạo Việt Nam luôn khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa. Một số ý kiến cho rằng chuyến đi của ông Blinken sẽ mang tới một số kết quả hợp tác về an ninh hàng hải và kinh tế, nhưng không ảnh hưởng tới chiến lược tổng thể của Việt Nam.

Phát biểu của ông Kritenbrink có thể phản ánh việc Mỹ tôn trọng quan điểm của Việt Nam và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Sự tương tác các cấp giữa Mỹ và Việt Nam về vấn đề này vì vậy chính xác sẽ tập trung vào việc tìm ra một "kiểu" Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà hai bên đều mong muốn.

Theo Tuoitre.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
Đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu AFF Cup 2024 trên sân vận động Việt Trì

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ cho biết, ngày 13/11, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức có công văn đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ xem xét và chấp thuận giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên đoàn tổ chức các trận thi đấu của Đội tuyển Việt Nam trong khuôn khổ vòng loại Giải Bóng đá vô địch Đông Nam Á Mitsubishi Electric Cup 2024 (AFF Cup 2024).

Đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu AFF Cup 2024 trên sân vận động Việt Trì
Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Hãng tin Reuters hôm qua (12/11) dẫn lời các giám đốc điều hành cho biết, nhiều công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi các công ty trong nước đang “để mắt” đến việc hợp tác đầu tư, giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang nhanh chóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để tránh tác động từ căng thẳng thương mại.

Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam
Return to top