Thế giới

WHO chỉ trích Tanzania không minh bạch thông tin về Ebola

ClockThứ Hai, 23/09/2019 09:43
Đây là lần hiếm hoi WHO lên án một quốc gia, trong bối cảnh các nước trong khu vực Đông và Trung Phi đang phải đẩy mạnh đấu tranh với dịch bệnh đã được coi là “vấn đề khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.”

WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về Ebola ở CongoWHO: Bất ổn chính trị làm trầm trọng hơn đại dịch Ebola ở CongoWHO họp khẩn về đợt bùng phát dịch Ebola mớiWHO không ban bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch Ebola ở Congo

Tiêm phòng vắcxin Ebola cho trẻ nhỏ ở Goma, tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo ngày 1/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 22/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ trích Tanzania từ chối cung cấp thông tin chi tiết về những trường hợp nghi nhiễm Ebola.

Đây là lần hiếm hoi WHO lên án một quốc gia, trong bối cảnh các nước trong khu vực Đông và Trung Phi đang phải đẩy mạnh đấu tranh với dịch bệnh đã được coi là “vấn đề khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.”

Phóng viên TTVXN thường trú tại khu vực châu Phi dẫn thông báo của WHO cho hay tính minh bạch và tốc độ là chìa khóa để có thể đối phó Ebola, bởi dịch bệnh này lây lan rất nhanh chóng.

Bất cứ ai tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh đều phải được cách ly và thông báo đến cộng đồng để thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Đến cuối ngày 10/9 theo giờ địa phương, WHO cho biết đã nhận được thông tin không chính thức về việc 1 bệnh nhân ở Dar es Salam tử vong hôm 8/9. Bệnh nhân này sau đó đã được xét nghiệm và dương tính với Ebola.

Ngoài trường hợp trên, qua nguồn tin không chính thức, WHO cũng biết được Tanzania có 2 trường hợp nhiễm Ebola khác.

Tuy nhiên, chính phủ Tanzania vẫn khẳng định hiện chưa phát hiện trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm Ebola ở nước này. Cơ quan chức năng không xử lý trường hợp bệnh nhân tử vong ngày 8/9 nên không thể cung cấp thêm thông tin.

WHO đã đề nghị cơ quan chức năng Tanzania cung cấp các dữ liệu lâm sàng, kết quả điều tra và một số thông tin khác nhưng không được đáp ứng.

Theo WHO, động thái của Tanzania một thách thức đối với việc phòng chống dịch bệnh. Hiện giới chức Tanzania chưa đưa ra bình luận về cáo buộc của WHO.

Nhà chức trách các nước Đông và Trung Phi đang cảnh giác cao độ về khả năng lan nhiễm Ebola từ Cộng hòa Dân chủ Congo - nơi dịch bệnh này đã bùng phát trong suốt 1 năm qua, khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.

Trong lần bùng phát dịch 2014-2016 tại Guinea, Liberia và Sierra Leone, WHO đã bị chỉ trích nặng nề vì đã không kịp triển khai các biện pháp để có thể hạn chế dịch bệnh bùng phát và lây lan, khiến hơn 11.300 người thiệt mạng./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top