Thế giới

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh

ClockThứ Năm, 21/03/2024 14:55
TTH.VN - Australia sẽ bắt đầu thực thi các quy định chặt chẽ hơn về thị thực đối với sinh viên nước ngoài từ cuối tuần này, khi dữ liệu chính thức cho thấy lượng người di cư đến Australia đã đạt mức cao kỷ lục mới, điều này được cho là có thể làm trầm trọng thêm thị trường nhà cho thuê vốn đã căng thẳng của Australia.

Sinh viên quốc tế trở lại Australia cao kỷ lụcThiếu hụt lao động, Australia cân nhắc tăng hạn ngạch nhập cư

Sinh viên quốc tế tại Đại học Sydney, Australia. Ảnh: Mark Connellan/Qdnd

Cụ thể, từ ngày 23/3 tới, yêu cầu về tiếng Anh đối với thị thực dành cho sinh viên đại học và sau đại học sẽ được tăng lên, đồng thời Chính phủ Australia sẽ có quyền đình chỉ các cơ sở giáo dục tuyển dụng sinh viên quốc tế nếu họ liên tục vi phạm các quy tắc tuyển sinh.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Nội vụ Clare O'Neil nói rằng các động thái diễn ra vào cuối tuần này sẽ tiếp tục làm giảm mức độ di cư đến Australia.

Theo tin từ Reuters, một “bài kiểm tra sinh viên thực sự” sẽ được đưa ra nhằm tiếp tục trấn áp những sinh viên quốc tế muốn tìm cách đến Australia chủ yếu chỉ để kiếm việc làm. Song song đó, các yêu cầu “không ở lại thêm” sau thời hạn thị thực cũng sẽ được giới chức Australia áp dụng đối với nhiều thị thực du lịch hơn.

Các động thái này diễn ra sau một loạt hành động vào năm 2023 nhằm chấm dứt việc nới lỏng một số yêu cầu trong thời đại dịch COVID-19 mà chính phủ tiền nhiệm đưa ra, trong đó có việc không hạn chế số giờ làm việc đối với sinh viên quốc tế. Vào thời điểm đó, Chính phủ Australia cho biết các quy định sẽ được thắt chặt đối với sinh viên và có thể giảm một nửa lượng nhập cư trong vòng 2 năm.

Năm 2022, Australia đã tăng hạn ngạch người nhập cư cư hàng năm để giúp các doanh nghiệp trong nước tuyển dụng nhân viên nhằm bù đắp cho tình trạng thiếu hụt lao động sau khi đại dịch COVID-19 khiến các biện pháp kiểm soát biên giới bị thắt chặt, buộc sinh viên và lao động nước ngoài gần như không được nhập cảnh vào Australia.

Tuy nhiên, làn sóng công nhân và sinh viên nước ngoài đột ngột tràn vào đất nước sau đại dịch đã làm tăng thêm áp lực lên thị trường nhà cho thuê vốn đã rất khó khăn của nước này.

Dữ liệu do Cục Thống kê Australia công bố hôm nay (21/3) cho thấy lượng nhập cư ròng đã tăng 60% lên mức kỷ lục 548.800 người tính đến ngày 30/9/2023, cao hơn mức 518.000 người được ghi nhận hồi tháng 6/2023.

Nhìn chung, dân số Australia đã tăng 2,5% - tốc độ nhanh nhất từng được ghi nhận - lên 26,8 triệu người, tính đến tháng 9/2023.

Làn sóng di cư kỷ lục - chủ yếu do du học sinh đến từ Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines - đã mở rộng nguồn cung lao động và hạn chế áp lực tiền lương. Tuy nhiên, điều này lại làm trầm trọng thêm thị trường nhà đất vốn đã thắt chặt, với số lượng nhà trống cho thuê dao động ở mức thấp kỷ lục, trong khi chi phí xây dựng tăng cao, khiến nguồn cung nhà mới bị hạn chế.

Bộ trưởng O'Neil cho biết các hành động của Chính phủ Austrlia kể từ tháng 9 năm ngoái đã dẫn đến sự sụt giảm mức độ nhập cư, với mức cấp thị thực cho sinh viên quốc tế gần đây đã giảm 35% so với năm trước.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp

Báo cáo mới của Chính phủ Australia cho biết khoảng cách lương theo giới tính ở nước này đã thu hẹp theo từng năm, mặc dù vẫn chênh lệch ở mức hơn 20% tại các công ty tư nhân ở Australia, và trung bình mỗi năm, nhân viên nữ vẫn kiếm được ít hơn 28.425 AUD so với đồng nghiệp nam của họ.

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp
Chọn học nghề ở trời Tây

Thay vì du học hay xuất khẩu lao động, nhiều người trẻ vẫn muốn chọn du học nghề. Với tấm bằng nghề quốc tế, họ dễ dàng gia nhập vào thị trường lao động với mức lương cao.

Chọn học nghề ở trời Tây
Đưa hơn 1.900 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Chiều 27/9, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị đánh giá công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024; đồng thời trao đổi, giải đáp thắc mắc cùng các đơn vị liên quan, công ty dịch vụ về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Đưa hơn 1 900 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Yên tâm đi lao động ở nước ngoài

Đại diện Công ty Suleco cho biết, từ khi thành lập chi nhánh hoạt động tại Thừa Thiên Huế đến nay, đơn vị đã đưa hơn 600 lao động đi làm việc tại Nhật Bản theo hợp đồng.

Yên tâm đi lao động ở nước ngoài
Return to top