Thế giới

Nhật-Trung-Hàn nhất trí đẩy nhanh đàm phán FTA

ClockThứ Hai, 23/12/2019 07:43
TTH.VN - Theo nguồn tin từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, các quan chức thương mại hàng đầu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản ngày 22/12 nhất trí tăng tốc các cuộc đàm phán thương mại tự do ba bên.

RCEP thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hàn QuốcRCEP - tình hình và tương lai của hiệp địnhTrung - Nhật - Hàn hợp tác xử lý rác thải nhựa

Từ trái sang: Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại một hội nghị thượng đỉnh ba bên. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng đồng ý tăng cường nỗ lực để đạt được một thỏa thuận thương mại khổng lồ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Sung Yun-mo đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan và Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Nhật Bản Hiroshi Kajiyama tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc về cách đẩy nhanh các cuộc đàm phán thương mại tự do khu vực.

Trong khuôn khổ cuộc hội đàm, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đã nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán của họ để tiến tới một hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn diện, cấp cao vào năm tới, nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế sâu sắc hơn.

Được biết, các cuộc đàm phán chính thức đầu tiên về FTA ba bên đã được bắt đầu hồi năm 2013.

Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí dành tất cả nỗ lực để ký kết thành công Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Trước đó hồi tháng 11 năm nay, các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và những đối tác đối thoại bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand đã đạt được thỏa thuận về RCEP.

Thỏa thuận trên được đưa ra sau khi các quốc gia tham gia khởi động đàm phán vào năm 2013 về một thỏa thuận sẽ tạo ra một khối kinh tế khổng lồ, chiếm 1/2 dân số toàn cầu và 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới.

RCEP, thỏa thuận thương mại lớn nhất từng được Hàn Quốc ký kết, được kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế lớn thứ tư của khu vực châu Á đa dạng hóa danh mục vốn đầu tư xuất khẩu trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng trên toàn cầu, bao gồm cả căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong một động thái liên quan, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, ông Sung Yun-mo đã tổ chức cuộc họp song phương với người đồng cấp Trung Quốc. Tại cuộc họp, hai bên đã đồng ý mở rộng hợp tác trong các phân khúc dịch vụ và đầu tư. Đáng chú ý, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc.

Lê Thảo (Lược dịch The Korea Herald & Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết đạt tiến bộ về FTA

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh chung đầu tiên sau hơn 4 năm, nhằm tìm kiếm mối quan hệ thương mại sâu sắc hơn để củng cố nền kinh tế, bằng việc hướng tới đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán đang bị đình trệ về một hiệp định thương mại tự do (FTA).

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết đạt tiến bộ về FTA
Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước chịu tác động tiêu cực, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương, nhờ sự tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), giúp thị trường được mở rộng, đa dạng hóa và dần trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Dự báo còn nhiều khó khăn, song Việt Nam vẫn có thể kéo đà phục hồi xuất khẩu trong năm 2024 nhờ tận dụng tốt cơ hội từ các FTA như một động lực tăng trưởng mới.

Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA
Return to top