Thế giới

Nhiều kỳ vọng về hợp tác trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc đến Mỹ

ClockThứ Ba, 25/04/2023 09:14
TTH.VN - Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 24/4 vừa khởi hành đến Washington để thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài trong 6 ngày nhằm tăng cường phản ứng của các đồng minh trước mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên và các thách thức khác nhân dịp đánh dấu 70 năm thành lập liên minh hai nước Hàn Quốc - Mỹ.

IMF: Trung Quốc sẽ là nguồn tăng trưởng hàng đầu thế giới trong 5 năm tớiTrung Quốc tiếp tục cấp thị thực cho người nước ngoài bắt đầu từ 15/3Thương mại hàng hóa Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022Quan chức cấp cao Mỹ-Trung thảo luận vấn đề kinh tế vĩ mô toàn cầuLãnh đạo thế giới chia buồn với Hàn Quốc sau vụ việc ở Itaewon

leftcenterrightdel
 Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee khởi hành đến Mỹ cho chuyến thăm cấp nhà nước. Ảnh minh hoạ: Yonhap/Báo Tin tức

Lịch trình với nhiều cuộc gặp gỡ và thảo luận hợp tác

Trong khuôn khổ chuyến thăm, vào ngày 26/4, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Nhà Trắng.

Trước hội nghị thượng đỉnh sẽ là lễ đón chính thức và sau đó là bữa tối cấp nhà nước do Tổng thống Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden tổ chức.

Trong chuyến đi đến Mỹ này, Tổng thống Yoon đi cùng Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee.

“Hai nhà lãnh đạo sẽ dành nhiều thời gian để thảo luận cùng nhau trong nhiều sự kiện kỷ niệm những thành tựu của liên minh Hàn - Mỹ đã tích luỹ được trong hơn 70 năm và trao đổi quan điểm sâu sắc về con đường phía trước của liên minh”, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Tae-hyo chia sẻ với phóng viên các báo.

“Chúng tôi hi vọng rằng nội dung và phạm vi của liên minh chiến lược toàn diện toàn cầu của hai nước sẽ được mở rộng hơn nữa tại các cuộc đàm phán sắp tới, dựa trên niềm tin và tình hữu nghị mà các nhà lãnh đạo đã xây dựng được cho đến nay”, ông Kim Tae-hyo nhận định.

Theo đó, hội nghị thượng đỉnh sẽ đánh dấu cuộc gặp thứ 6 giữa Tổng thống Yoon Suk-yeol và Tổng thống Joe Biden sau các cuộc gặp ở Seoul vào tháng 5/2022 và sau đó là ở Madrid, London, New York và Phnom Penh.

Chuyến thăm cũng diễn ra trong bối cảnh các đồng minh đang tăng cường hợp tác về an ninh kinh tế trong các lĩnh vực như chất bán dẫn và pin, với việc các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn dành được những nhượng bộ trong việc thực thi Đạo luật Giảm lạm phát và Đạo luật Chips và Khoa học của Mỹ.

Theo thông tin do trang Yonhap đăng tải, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đang đi cùng với một phái đoàn doanh nghiệp 122 người bao gồm các giám đốc của các tập đoàn, như Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong, Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won…

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol là tổng thống Hàn Quốc đầu tiên kể từ sau khi Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vào năm 2011 thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ và Tổng thống Yoon cũng là nhà lãnh đạo nước ngoài thứ hai sau Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện chuyến thăm tương tự dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Theo lịch trình, vào ngày 25/4, Tổng thống Yoon sẽ tham dự một buổi lễ nơi các công ty công nghệ tiên tiến của Mỹ sẽ công bố kế hoạch đầu tư vào Hàn Quốc, đồng thời tham gia một hội nghị bàn tròn về kinh doanh có sự tham gia của khoảng 300 CEO của các công ty lớn từ cả hai nước, bao gồm Samsung, SK, Huyndai, Qualcomm, Lam Research và Boeing.

Cũng cùng ngày, Tổng thống sẽ đến thăm Trung tâm bay không gian Goddard của NASA ngay bên ngoài Washington để thảo luận về hợp tác không gian giữa hai nước và gặp gỡ các nhà khoa học Hàn Quốc làm việc cho NASA.

Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập liên minh sẽ là chủ đề xuyên suốt chuyến thăm, với việc Tổng thống Yoon và Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee sẽ cùng Tổng thống Biden và Đệ nhất phu nhân Jill BiDen đến thăm Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Triều Tiên ở Washington.

Vào ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol sẽ có bài phát biểu trước phiên họp chung của Quốc hội và nhìn lại 70 năm của một liên minh bắt nguồn từ các giá trị chung về dân chủ tự do, pháp quyền và nhân quyền, giải quyết những thách thức mà hai nước phải đối mặt và trình bày một kế hoạch chi tiết cho con đường phía trước của liên minh.

Trong ngày 27/4, ông sẽ có bài phát biểu tại Đại học Harvard.

Đến ngày 29/4, Tổng thống Yoon sẽ kết thúc chuyến thăm và khởi hành về thủ đô Seoul.

Mang nhiều kỳ vọng

Nói về chuyến thăm lần này, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duk-soo hy vọng sự kiện sẽ mang lại nhiều lợi ích hữu hình cho các thế hệ tương lai.

Cũng theo Thủ tướng Han, chuyến thăm cấp nhà nước lần đầu tiên sau 12 năm sẽ là cơ hội để khẳng định những kết quả của quan hệ song phương trong thời gian qua và cũng là bước ngoặt để hai nước hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Về phần mình, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Ahn Duk-geun khẳng định Hàn Quốc và Mỹ cần tăng cường trao đổi doanh nghiệp và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp tương lai, cũng như nỗ lực chung để đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu ổn định.

Tuyên bố được đưa ra với nhận định các công ty của cả hai quốc gia đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố liên minh Hàn – Mỹ trong 70 năm qua. Hiệp định Thương mại Tự do Hàn – Mỹ (KORUS FTA) cũng đã biến liên minh song phương thành một liên minh kinh tế. Do đó, bây giờ là lúc hai quốc gia tăng cường hơn nữa trao đổi doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp mới như nền kinh tế kỹ thuật số và các lĩnh vực thân thiện với môi trường, cùng lúc triển khai nỗ lực chung để đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định.

Kể từ khi KORUS FTA có hiệu lực vào năm 2012, kim ngạch thương mại song phương đã tăng gấp đôi từ 100,8 tỷ USD vào năm 2011 lên mức 191,6 tỷ USD vào năm 2022.

Đầu tư của Hàn Quốc vào Mỹ từ năm 2012 đến năm 2021 đã tăng hơn gấp 3 lên 149,5 tỷ USD.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap News Agency)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top