Thế giới

Nhiều lý do để lo ngại tình trạng lạm phát đình trệ kéo dài

ClockThứ Sáu, 29/04/2022 14:51
TTH.VN - Có một thực tế mới yêu cầu các nền kinh tế tiên tiến và thị trường mới nổi phải tính đến, rằng lạm phát sẽ cao hơn và tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại. Và một lý do dẫn đến tình trạng lạm phát đình trệ hiện nay là một loạt những cú sốc về tổng cung tiêu cực đã làm giảm sản lượng và tăng chi phí.

Châu Á đối mặt với viễn cảnh “lạm phát đình trệ”Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,2% trong năm 2022Khu vực ASEAN+3 dự báo sẽ tăng trưởng tích cực 4,7% trong năm nayÁp lực lạm phát che mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầuNhiều nước ứng phó với tình trạng giá nhiên liệu và lạm phát tăng

Giải quyết vấn đề liên quan đến lạm phát đang khiến nhiều quốc gia đau đầu. Ảnh minh họa: Reuters/Người Lao động

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Đại dịch COVID-19 đã buộc nhiều lĩnh vực phải đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến nguồn cung lao động giảm liên tục, đặc biệt là ở Mỹ. Thêm vào đó, xung đột giữa Nga và Ukraine cũng gây tác động tăng giá năng lượng, kim loại công nghiệp, thực phẩm và phân bón cũng chứng kiến giá cả tăng cao.

Hiện, Trung Quốc cũng ra lệnh áp dụng nghiêm ngặt hạn chế COVID-19 ở các trung tâm kinh tế lớn như Thượng Hải, điều này cũng làm gia tăng gián đoạn chuỗi cung ứng và tắc nghẽn vận tải.

Tuy nhiên, ngay cả khi không có những yếu tố tác động ngắn hạn này, triển vọng trung hạn vẫn rất mờ nhạt và u ám. Có nhiều lý do để lo ngại rằng các điều kiện lạm phát đình trệ của hôm nay sẽ trở thành đặc điểm của nền kinh tế toàn cầu ngày mai, từ đó dẫn đến lạm phát cao hơn, tăng trưởng giảm đi và có thể sẽ xuất hiện các cuộc khủng hoảng ở nhiều nền kinh tế.

Vấn đề về chuỗi cung ứng và lạm phát tiền lương

Căng thẳng địa chính trị leo thang và gián đoạn chuỗi cung ứng gây nên bởi đại dịch khiến các hoạt động sản xuất từ Trung Quốc đến các thị trường mới nổi và cả các nền kinh tế tiên tiến hiện nay khó đạt được hiệu quả.

Dù bằng cách nào, sản xuất vẫn sẽ bị phân bổ sai sang các khu vực và quốc gia có chi phí cao hơn.

Hơn nữa, tình trạng già hóa nhân khẩu học ở các nền kinh tế tiên tiến và một số thị trường mới nổi quan trọng (như Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc) sẽ tiếp tục làm giảm nguồn cung lao động, gây ra lạm phát tiền lương. Do người cao tuổi có xu hướng chi tiêu tiết kiệm mà không làm việc, sự tăng trưởng của nhóm dân cư này sẽ tạo nên áp lực lạm phát, đồng thời gây ra tác động làm giảm triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế.

Phản ứng dữ dội về chính trị và kinh tế kéo dài đối với vấn đề nhập cư ở các nền kinh tế tiên tiến cũng sẽ làm giảm nguồn cung lao động và gây áp lực tăng lương. Trong nhiều thập kỷ, nhập cư quy mô lớn đã cản trở tăng trưởng tiền lương ở các nền kinh tế tiên tiến. Nhưng những ngày đó đã xa...

Tác động từ nhiều yếu tố khác

Biến đổi khí hậu cũng sẽ gây ra tình trạng lạm phát đình trệ. Xét cho cùng, hạn hán làm hỏng và hủy hoại mùa màng, khiến giá lương thực tăng, tương tự cách các trận bão, lũ lụt và mực nước biển dâng cũng phá hủy nguồn vốn dự trữ và làm gián đoạn hoạt động kinh tế.

Sức khỏe cộng đồng cũng là một yếu tố khác. Có thể nói rằng có rất ít hành động được triển khai để ngăn chặn đợt bùng dịch tiếp theo và chúng ta cũng đã biết rằng đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng với đó là kích động các chính sách bảo hộ khi các quốc gia đổ xô tích trữ các vật dụng, sản phẩm thiết yếu có thể kể đến như thực phẩm, dược phẩm và thiết bị bảo vệ cá nhân.

Chiến tranh mạng cũng là vấn đề mà các nước cần lưu tâm. Trong đó, chiến tranh mạng có thể gây ra gián đoạn nghiêm trọng trong sản xuất, như những gì nhìn thấy khi các cuộc tấn công mạng gần đây đã nhắm vào các cơ sở chế biến thịt. Những sự cố như vậy sẽ trở nên nghiêm trọng và thường xuyên theo thời gian.

Nếu các công ty và chính phủ muốn tự bảo vệ mình, họ sẽ cần phải chi hàng trăm tỷ USD cho an ninh mạng, làm gia tăng mức chi phí mà người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu...

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top