Thế giới

Áp lực lạm phát che mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu

ClockThứ Bảy, 09/04/2022 08:01
TTH.VN - Theo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của công ty KPMG, lạm phát toàn cầu có thể sẽ đạt trung bình từ 4,5% đến 7,7% trong năm nay và từ 2,9% đến 4,3% vào năm 2023 tùy vào diễn biến của xung đột Nga – Ukraine.

COVID-19 tái bùng phát ở một số khu vực châu Á đe dọa phục hồi kinh tếASEAN có thể dẫn đầu sự phát triển kinh tế toàn diện và bền vữngADB: Triển vọng tăng trưởng của châu Á giữ ổn địnhTăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến ​​giảm 1% trong năm nayLiên Hiệp quốc: Tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu chậm lại trong năm 2022, 2023

Áp lực lạm phát che mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Ảnh minh họa: Reuters/Người Lao động

Trong khi lạm phát đang gia tăng ở ASEAN, không giống như các khu vực khác trên thế giới, đà tăng giá vẫn ở mức tương đối thấp. Đơn cử, lạm phát giá tiêu dùng ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam hiện đang ở mức từ 2 – 3%.

Báo cáo lưu ý, điều này chủ yếu là do hỗ trợ tài chính thông qua đại dịch nhìn chung là ít hơn, dẫn đến nhu cầu trong nước phục hồi chậm hơn và áp lực lạm phát trong nước từ đó giảm bớt.

Tuy nhiên, Singapore là một ngoại lệ, với lạm phát hiện đang ở mức cao nhất trong 9 năm là 4%. Tỷ lệ lạm phát dự báo của Singapore là 4,2% trong năm 2022 và 1,3% vào năm 2023.

“Nhiều quốc gia ASEAN, bao gồm Singapore đã phát tín hiệu về ý định tăng tốc phục hồi kinh tế khi các nước tiến đến giai đoạn COVID-19 đặc hữu. Tuy nhiên, như Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 2022 của KPMG đã chỉ ra rằng, tăng trưởng có thể bị kìm hãm do những thách thức trước mắt, như tác động của xung đột Nga – Ukraine, giá hàng hóa cao hơn, đợt dịch Omicron mới nhất ở Trung Quốc và lãi suất toàn cầu tăng”, Paul Kent, Phó Tổng Giám đốc khối tư vấn kinh tế và pháp lý tại KPMG ở Singapore cho hay.

Cũng trong khu vực ASEAN, Indonesia được đánh giá là đặc biệt dễ tổn thương trước những thay đổi tiêu cực trong tâm lý thị trường, với việc lãi suất toàn cầu tăng khiến các điều kiện trở nên khó khăn hơn đối với ngân hàng trung ương.

Bên cạnh đó, Malaysia, Philippines và Thái Lan cũng phải đối mặt với những tác động lan tỏa này và có thể sẽ phải buộc tăng lãi suất trong nước sớm hơn dự kiến.

Ngoài ra, việc chuyển trọng tâm sang hợp nhất tài khóa ở các nước như Indonesia và Singapore sẽ làm chậm đà tăng trưởng.

Dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore sẽ ở mức 4,4% vào năm 2022 và 3,3% vào năm 2023. Đối với Indonesia, dự báo GDP sẽ là 5,1% vào năm 2022 và 5,3% vào năm 2023.

Dự báo cho thấy GDP toàn cầu sẽ rơi vào khoảng từ 3,3% - 4% trong năm nay và từ 2,5% - 3,2% vào năm 2023.

Những dự đoán trên được đưa ra dựa trên 3 kịch bản, trong đó kịch bản chính là giả định giá dầu thế giới sẽ cao hơn 30USD so với giai đoạn trước khi khủng hoảng leo thang, trong khi giá khí đốt cao hơn 50% trên toàn châu Âu. Dự đoán cũng bao gồm cả việc giá lương thực toàn cầu tăng 5%.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Return to top