Thế giới

Nhiều nước châu Âu thắt chặt lại hạn chế khi đại dịch COVID-19 tái bùng phát

ClockChủ Nhật, 16/08/2020 17:34
TTH.VN - Các đợt bùng tái phát dịch COVID-19 làm gián đoạn kỳ nghỉ hè đang ở kỳ cao điểm ở hầu hết các nước châu Âu, nơi chính quyền một số quốc gia đang phải áp dụng lại các hạn chế đối với khách du lịch, buộc các câu lạc bộ đêm đóng cửa lần nữa, cấm bắn pháo hoa và mở rộng yêu cầu mang khẩu trang ngay cả trong các khu nghỉ dưỡng sang trọng.

Đại dịch tái bùng phát đe dọa hy vọng mở lại nền kinh tế châu ÁMột số thành phố châu Âu phong tỏa trở lại sau khi dịch tái bùng phát

Nhiều nước thắt chặt trở lại các quy định chống dịch COVID-19. Ảnh: Anadolu/Laodong 

Các đợt gia tăng trở lại số ca nhiễm COVID-19 đã lan rộng một cách đáng báo động trên khắp châu Âu, khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề trong suốt mùa xuân vừa qua nhưng phần lớn đã gần như khống chế được trong những tháng gần đây. Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của lục địa này trong đợt dịch đầu tiên là Anh, Italy, Pháp và Tây Ban Nha, với khoảng 140.000 ca tử vong được ghi nhận.

Ngoài các câu lạc bộ và các bữa tiệc rượu đường phố, các cuộc họp mặt gia đình đông đúc - thường có nhiều cái ôm và nụ hôn chào hỏi, được coi là nguồn gốc của các đợt bùng phát mới ở một số nước châu Âu.

Tại Pháp, hàng nghìn người Anh đi nghỉ mát đã tranh nhau trở về nhà hôm 14/8 để tránh phải tự cách ly trong 14 ngày sau khi Chính phủ Anh ra quyết định áp dụng lại các hạn chế đối với Pháp do sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 ở nước này, khi tỷ lệ nhiễm COVID-19 ở Pháp đã tăng 66% trong tuần qua. Quyết định này được coi là đã giáng một đòn mạnh vào ngành du lịch Pháp, vốn phụ thuộc rất nhiều vào du khách đến từ Anh.

Một số biện pháp hạn chế mới rất cứng rắn cũng đã được công bố ở Tây Ban Nha, nơi đã ghi nhận gần 50.000 trường hợp COVID-19 chỉ trong 14 ngày qua. Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa cho biết các câu lạc bộ đêm trên toàn quốc đang được lệnh đóng cửa. Việc đến thăm các viện dưỡng lão cũng được giới hạn chỉ cho một người một ngày.

Tại Italy, nơi cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng số ca nhiễm mới, các thị trấn ven biển đã công bố các hạn chế mới, bao gồm cả lệnh cấm bắn pháo hoa tại các bãi biển. Động thái này diễn ra ngay trước kỳ nghỉ hè lớn nhất của Italy, thời điểm mà hàng triệu người dân Italy ăn mừng trên các bãi biển, trên núi hoặc có các chuyến du lịch nước ngoài.

Thị trưởng thành phố Anzio đã ra cấm tất cả người dân ra vào bãi biển trong đêm, trong khi San Felice Circeo, một địa danh nghỉ dưỡng nổi tiếng khác, đã ra lệnh đeo khẩu trang khi ở ngoài trời. Các đường phố của Amalfi, một thị trấn du lịch ven biển đẹp như tranh vẽ cũng bắt buộc người dân phải mang khẩu trang.

Bộ Y tế Italy cho biết 574 ca nhiễm COVID-19 mới đã được ghi nhận hôm 14/8 – là số ca nhiễm hàng ngày cao nhất kể từ ngày 28/5.

Tại Hy Lạp, các nhà chức trách khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang trong một tuần – cả ở trong nhà và bên ngoài các khu vực công cộng, sau khi trở về từ các điểm nghỉ dưỡng trong nước có tỷ lệ lây nhiễm cao. Song song đó, việc tụ tập hơn 9 người đã bị cấm trên hai hòn đảo nghỉ mát nổi tiếng của Hy Lạp là Paros và Antiparos, đồng thời lệnh cấm các nhà hàng, quán bar và câu lạc bộ đêm hoạt động sau nửa đêm đã được mở rộng ra nhiều vùng của đất nước.

Những diễn biến đáng lo ngại cũng đang diễn ra ở một số nơi khác trên thế giới như việc một nam thanh niên 20 tuổi vừa trở thành người trẻ nhất chết vì COVID-19 ở Australia. Trong khi đó, Ấn Độ cũng đã vượt qua Anh trở thành quốc gia có số người tử vong vì COVID-19 cao thứ tư trên thế giới, với hơn 48.000 người, chỉ sau Mỹ (hơn 167.000 người); Brazil (hơn 105.000); và Mexico (hơn 55.000).

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top