Thế giới

Nhiều nước trên thế giới hoan nghênh lệnh ngừng bắn tại Yemen

ClockChủ Nhật, 03/04/2022 16:28
Lệnh ngừng bắn này là "bước đi đầu tiên" để tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn, thúc đẩy một tiến trình chính trị, qua đó tạo ra diện mạo mới cho Yemen.

HĐBA lên án bạo lực nhằm vào người di cư, phụ nữ và trẻ em YemenMỹ, Anh, LHQ đề nghị ngừng bắn tại Yemen trong vài ngàyThỏa thuận ngừng bắn tại Yemen sẽ có hiệu lực từ ngày 10/4LHQ kêu gọi các bên ở Yemen tôn trọng lệnh ngừng bắn

Người dân tại một khu chợ ở Sanaa, Yemen, ngày 2/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Lệnh ngừng bắn tại Yemen có hiệu lực từ 19 giờ ngày 2/4 (giờ địa phương).

Nhiều nước đã hoan nghênh lệnh ngừng bắn này, coi đây là bước tiến quan trọng mở ra hy vọng về hòa bình tại quốc gia chìm trong xung đột suốt 7 năm qua.

Đặc pháp viên của Mỹ về Yemen Tim Lenderking cho rằng lệnh ngừng bắn này là "bước đi đầu tiên" để tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn, thúc đẩy một tiến trình chính trị, qua đó tạo ra diện mạo mới cho Yemen.

Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Iran, Iraq và Algeria cũng ra tuyên bố ủng hộ lệnh ngừng bắn, coi đây là bước ngoặt đầy triển vọng có thể mang lại hòa bình cho quốc gia Trung Đông bị tàn phá trong nhiều năm này.

Ngoài ra, các nước đều bày tỏ sự ủng hộ đối với mọi nỗ lực và sáng kiến nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Yemen.

Liên quân Arab do Saudi Arabia dẫn đầu đã can thiệp quân sự vào Yemen năm 2015, một năm sau khi lực lượng Houthi chiếm giữ thủ đô Sanaa và nhiều khu vực phía Bắc Yemen.

Xung đột nổ ra sau đó đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo mà Liên Hiệp quốc đánh giá là tồi tệ nhất thế giới.

Ngày 1/4, Liên Hiệp quốc cho biết các bên tham chiến tại Yemen đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong 2 tháng, bắt đầu từ ngày 2/4. Các hoạt động quân sự cả trên bộ, không và biển tạm dừng.

Thỏa thuận ngừng bắn cho phép các tàu dầu vào các cảng tại Hodeidah, cũng như cho phép máy bay thương mại hoạt động trong và ngoài sân bay Sanaa, bay tới các điểm đến đã được lên kế hoạch từ trước.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine
Xung đột Hamas - Israel: LHQ lo lắng về lệnh sơ tán mới ở Gaza

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của LHQ ngày 26/8 (giờ Geneva) cho biết rằng hàng loạt lệnh sơ tán được chính quyền Israel đưa ra thời gian qua ở Dải Gaza đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo tại vùng lãnh thổ đang hứng chịu chiến sự này.

Xung đột Hamas - Israel LHQ lo lắng về lệnh sơ tán mới ở Gaza
Return to top