Thế giới

Những nguyên nhân khiến Forever 21 phá sản

ClockThứ Ba, 01/10/2019 14:47
TTH.VN - Vừa qua, nhà bán lẻ thời trang ăn liền Forever 21 đã nộp đơn xin phá sản, chính thức thêm tên vào danh sách các công ty sản xuất chịu cú shock lớn về doanh thu do ảnh hưởng từ sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các hệ thống bán hàng trực tuyến như Amazon.com, Inc.

Thái Lan thực hiện 3 chính sách đột phá để phát triển kinh tếĐức: Hãng hàng không Condor tiếp tục bay nhờ khoản vay của nhà nướcGiảm thiểu biến đổi khí hậu có thể giúp châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng kinh tếKỹ thuật in 3-D giúp tái tạo thành công tượng cổ bị ISIS phá hủyDiện tích rừng rộng bằng nước Anh bị phá hủy trong năm 2018

Hãng thời trang ăn liền Forever 21 đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Ảnh minh họa: TTXVN

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến kết cục này của Forever 21 cũng bị tác động bởi xu hướng thời trang thay đổi liên tục được người tiêu dùng quyết định.

Forever 21 Inc, công ty tư nhân chuyên cung cấp các mẫu trang phục phổ biến với giá cả phải chăng hiện đã không còn là địa điểm mua sắm yêu thích của người tiêu dùng, một phần là do sự có mặt và phát triển của các nhà bán lẻ khác như H&M (Thụy Điển) và Zara (Tây Ban Nha) đã tạo ra các mẫu mã áo quần, trang phục gần giống với những sản phẩm xuất hiện trên sàn diễn thời trang danh giá với giá cả phải chăng.

Thêm vào đó, giới trẻ, những người mua sắm bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến môi trường cũng đang dần chuyển sang sử dụng sản phẩm của các thương hiệu may mặc thân thiện, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thay vì chọn mua hàng tại các nhà bán lẻ sử dụng nguyên liệu vải rẻ tiền.

Theo thông tin đăng tải trên trang Reuters, Forever 21 – nhà sản xuất hàng may mặc có 815 cửa hàng tại 57 quốc gia tuyên bố, việc tái cấu trúc sẽ cho phép công ty tập trung hơn vào lõi lợi nhuận của hệ thống hoạt động của mình. Trong đó, công ty đã yêu cầu sự phê duyệt của tòa án để đóng cửa 178 cửa hàng ở Mỹ.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản: 1.000 doanh nghiệp phá sản do đại dịch COVID-19

1.000 doanh nghiệp tại Nhật Bản đã phá sản do tác động của đại dịch COVID-19, khi thời gian hoạt động ngắn hơn và thói quen ở nhà để phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh đã ảnh hưởng các ngành công nghiệp dễ bị tổn thương, với tác động đặc biệt nghiêm trọng đến các nhà hàng.

Nhật Bản 1 000 doanh nghiệp phá sản do đại dịch COVID-19
Ảnh hưởng của COVID-19:
Nhiều hãng hàng không yêu cầu gói hỗ trợ của chính phủ

Các hãng hàng không toàn cầu ngày 24/3 kêu gọi các chính phủ tăng tốc độ hỗ trợ giải cứu ngành vận tải hàng không, nhất là khi các hãng ước tính thiệt hại gây nên bởi đại dịch COVID-19 đã tăng lên đến hơn 250 tỷ USD.

Nhiều hãng hàng không yêu cầu gói hỗ trợ của chính phủ
700 doanh nghiệp ở Venezuela phải đóng cửa do siêu lạm phát

Ngày 10/11, Chủ tịch Tổng liên đoàn các ngành công nghiệp Venezuela (Coindustria) Juan Pablo Olalquiaga cho biết ít nhất 700 doanh nghiệp nước này đã phải đóng cửa trong 1 năm qua do tác động của tình trạng siêu lạm phát kéo dài tại quốc gia Nam Mỹ này.

700 doanh nghiệp ở Venezuela phải đóng cửa do siêu lạm phát
Return to top