Gỗ cây bị đốn hạ trong một khu rừng ở Xapuri, tiểu bang Acre, phía tây bắc Brazil. Ảnh: AFP
Đáng chú ý, tốc độ của sự suy giảm này là đáng kinh ngạc, tương đương với 30 sân bóng đá biến mất mỗi phút trong mỗi ngày, hay 12 triệu ha mỗi năm.
Theo một đánh giá thường niên từ các nhà khoa học tại Công cụ Theo dõi Rừng Toàn cầu Global Forest Watch, có trụ sở tại Đại học Maryland (Mỹ), gần 1/3 diện tích rừng nói trên, khoảng 36.000 km2, là rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh.
Rừng mưa nhiệt đới là nơi lưu trữ động vật hoang dã phong phú nhất của hành tinh, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ khí CO2 làm nóng hành tinh.
Mặc dù có một loạt các biện pháp đối phó ở cả cấp quốc gia và quốc tế, nạn phá rừng vẫn tiếp tục không suy giảm kể từ đầu thế kỷ này.
Tình trạng mất rừng toàn cầu đã lên đến đỉnh điểm trước đó vào năm 2016, một phần do điều kiện thời tiết El Nino và những vụ cháy không thể kiểm soát ở Brazil và Indonesia.
Trong năm 2018, 1/4 độ che phủ rừng nhiệt đới đã mất đi ở Brazil, trong khi Cộng hòa Dân chủ Congo và Indonesia chiếm khoảng 10% ở mỗi quốc gia. Malaysia và Madagascar cũng chứng kiến mức độ phá rừng cao hồi năm ngoái.
Gần 1/3 diện tích rừng nguyên sinh bị phá huỷ xảy ra ở Brazil (13.500 km2), Cộng hòa Dân chủ Congo (4.800 km2), Indonesia (3.400 km2), Colombia (1.800 km2) và Bolivia (1.500 km2).
Trong khi đó, Madagascar đã mất đi 2% tổng diện tích rừng mưa nhiệt đới trong năm 2018.
Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)