Thế giới

Châu Á: Du lịch hàng không có thể mất 3 năm để phục hồi từ COVID-19

ClockThứ Năm, 15/07/2021 14:47
TTH.VN - Du lịch hàng không của khu vực châu Á có thể phải mất 3 năm nữa để phục hồi hoàn toàn sau sự tàn phá do đại dịch COVID-19 gây ra, tụt hậu so với sự phục hồi ở các khu vực khác, đồng thời mang lại một cơn gió ngược đáng kể cho các nhà máy lọc dầu sản xuất nhiên liệu máy bay.

Đông Nam Á cần một nỗ lực đa phương để khôi phục ngành du lịch và hàng khôngPhục hồi ngành du lịch hàng không toàn cầu vào năm 2023 “là hợp lý”

Các máy bay đậu tại sân bay quốc tế Incheon, phía tây thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN

Tạp chí Bloomberg ngày hôm nay (15/7) dẫn nguồn tin từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) nhận định, phải đến năm 2024, các hoạt động đi lại bằng đường hàng không quốc tế trong khu vực mới đạt đến mức trước đại dịch, muộn hơn 1 năm sau khi lưu lượng hàng không toàn cầu đạt được cột mốc đó.

Tương tự, Công ty tư vấn Energy Aspects cho biết, mức tiêu thụ nhiên liệu máy bay sẽ chỉ đạt mức được ghi nhận trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2023-2024.

Theo đó, tỷ lệ chủng ngừa thấp ở nhiều quốc gia, thách thức gây ra bởi biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh, cũng như các đợt phong toả liên tục đã trì hoãn sự phục hồi. Tất cả những điều này đồng nghĩa rằng, ngành công nghiệp hàng không của châu Á khó có thể hỗ trợ đáng kể cho các nhà máy lọc dầu gặp khó khăn trong khu vực, nơi chế biến dầu thô từ Trung Đông và những nơi khác thành nhiên liệu.

Trong một động thái liên quan, ông Mayur Patel, Giám đốc kinh doanh khu vực tại Nhật Bản và châu Á - Thái Bình Dương tại Công ty phân tích hàng không OAG cho hay, cả Bắc Mỹ và châu Âu đều chứng kiến nhu cầu mạnh mẽ trong những kỳ nghỉ, với việc Liên minh châu Âu (EU) nới lỏng các yêu cầu về cách ly và phong toả. "Đáng buồn thay, điều tương tự không thể xảy ra đối với châu Á”, ông Mayur Patel nói thêm.

Chỉ trong tuần này, Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á đã vượt Ấn Độ về số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày, đánh dấu một tâm chấn mới của đợt bùng phát biến thể Delta. Ở một diễn biến khác, Malaysia đang phải vật lộn để kiềm chế đợt bùng phát dịch bệnh trong thời gian gần đây; thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng quyết định áp dụng những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất; trong khi đó, Nhật Bản đang chuẩn bị để đăng cai Thế vận hội Olympic mà không có khán giả.

Cũng theo Energy Aspects, việc sử dụng nhiên liệu máy bay của khu vực châu Á chiếm 1/3 lượng tiêu thụ toàn cầu vào năm 2019.

Ngoài ra, nhà phân tích George Dix thông tin thêm, hiện tại, tổng số chuyến bay của khu vực, cả nội địa và quốc tế, đạt 70% mức trước đại dịch; song, nếu không tính cả Trung Quốc thì chỉ đạt 40%. "Chúng tôi hiện dự đoán nhu cầu máy bay của châu Á sẽ không đạt được mức trước đại dịch cho đến năm 2023-2024, mặc dù du lịch nội địa sẽ phần lớn phục hồi vào cuối năm 2022", ông George Dix cho hay.

Tiếp đó, chuyên gia Sri Paravaikkarasu thuộc Công ty tư vấn năng lượng FGE nhấn mạnh: “Việc phục hồi hoàn toàn hoạt động du lịch hàng không quốc tế sẽ còn một chặng đường dài ở phía trước".

Lê Thảo (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Tuyên dương những “bông hoa” trong vườn Bác

20 cá nhân tiêu biểu về dự hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp (CQ&DN) tỉnh tổ chức ngày 15/5 là những tấm gương tiêu biểu về tinh thần vượt khó vươn lên, đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Tuyên dương những “bông hoa” trong vườn Bác
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Return to top