Thế giới

Châu Á: Hoạt động của các nhà máy đình trệ trong tháng 9

ClockThứ Sáu, 01/10/2021 17:53
TTH - Theo kết quả của các cuộc khảo sát được công bố ngày 1/10, hoạt động sản xuất ở châu Á trong tháng 9 đã chững lại, trong bối cảnh các dấu hiệu của tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và các nhà máy ngừng hoạt động do đại dịch COVID-19 đã đè nặng lên các nền kinh tế của khu vực này.

ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng các nước châu Á đang phát triển do tác động của COVID-19Châu Á tăng tốc tiêm phòng COVID-19

Công nhân làm việc tại một nhà máy may ở thủ đô Dhaka, Bangladesh. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Trong tháng trước, hoạt động của các nhà máy ở Malaysia và Việt Nam thu hẹp, trong khi Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 7 tháng, do tình trạng thiếu hụt chip và gián đoạn nguồn cung. Tiếp đó, động lực tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc suy yếu, với Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) chính thức cho thấy hoạt động của các nhà máy bất ngờ giảm.

Nhà kinh tế Makoto Saito của Viện Nghiên cứu NLI cho rằng, mặc dù các biện pháp hạn chế liên quan đến COVID-19 đối với hoạt động kinh tế có thể dần được dỡ bỏ, nhưng tốc độ chậm có nghĩa là các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ đình trệ trong thời gian còn lại của năm nay.

Chỉ số PMI ngành sản xuất của Ngân hàng au Jibun Nhật Bản đã giảm xuống mức 51,5 điểm vào tháng 9, từ mức 52,7 điểm trong tháng 8, đánh dấu tốc độ mở rộng chậm nhất kể từ tháng 2. Nhà kinh tế Usamah Bhatti thuộc Hãng tư vấn IHS Markit trong cuộc khảo sát PMI của Nhật Bản nhận định: “Sự gián đoạn chuỗi cung ứng tiếp tục tác động đến hoạt động sản xuất và nhu cầu".

Bên cạnh đó, chỉ số PMI của Hàn Quốc trong tháng trước đã tăng lên 52,4 điểm, từ mức 51,2 điểm trong tháng 8, duy trì trên ngưỡng 50 điểm, đã cho thấy sự mở rộng hoạt động trong tháng thứ 12 liên tiếp. Dù vậy, sự gián đoạn chuỗi cung ứng tiếp diễn đã ảnh hưởng xấu đến sự lạc quan trong kinh doanh của các nhà sản xuất. Ngoài ra, chỉ số PMI của Việt Nam không thay đổi so với tháng 8, duy trì ở mức 40,2 điểm.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Return to top