Thế giới

Các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu ra tuyên bố chung về hoạt động hạt nhân của Iran

ClockChủ Nhật, 31/10/2021 07:00
Ngày 30/10, các nhà lãnh đạo Mỹ, Đức, Pháp và Anh đã ra tuyên bố chung về hoạt động hạt nhân của Iran, sau cuộc gặp riêng bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rome (Italy).

Iran và các nước bắt đầu vòng đàm phán thứ 6 về khôi phục JCPOAMỹ và Iran có khởi đầu tích cực trong vấn đề hạt nhân

Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Rome, Italy, ngày 30/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Rome, trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc gặp, các nhà lãnh đạo Mỹ, Đức, Pháp và Anh cho biết: "Chúng tôi tin rằng vẫn có thể nhanh chóng đạt được và thực hiện một sự hiểu biết về việc tuân thủ đầy đủ (Kế hoạch Hành động Toàn diện chung -JCPOA)".

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đồng thời thúc giục Tổng thống Iran nắm bắt cơ hội để Mỹ có thể quay trở lại thỏa thuận JCPOA năm 2015 về chương trình hạt nhân của nước này nhằm ngăn chặn "sự leo thang nguy hiểm".

Tuyên bố chung viết: "Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Ebrahim Raisi nắm bắt cơ hội này và hành động có thiện chí để các cuộc đàm phán có thể khẩn trương tìm ra kết quả. Đó là cách an toàn duy nhất để ngăn chặn sự leo thang nguy hiểm, điều sẽ không có lợi cho bất kỳ quốc gia nào".

Bốn nhà lãnh đạo cũng nhất trí rằng Iran cần hợp tác với hoạt động giám sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) để tạo điều kiện cho khả năng Mỹ quay lại JCPOA. Các nhà lãnh đạo cũng khẳng định quyết tâm "đảm bảo rằng Iran không bao giờ có thể phát triển hoặc có được vũ khí hạt nhân".

Đầu tuần này, Tehran cho biết họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán với các cường quốc trên thế giới vào tháng 11 tới về việc khôi phục thỏa thuận JCPOA sau 5 tháng gián đoạn. Iran đã tổ chức 6 cuộc đàm phán gián tiếp tại Vienna (Áo) với chính quyền của Tổng thống Joe Biden về việc quay trở lại thỏa thuận trên, nhưng các cuộc đàm phán đã bị gián đoạn vào tháng 6.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, vào năm 2022, chỉ có 3,88 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra và nuôi sống ở Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu lần đầu tiên con số này giảm xuống dưới 4 triệu trẻ và là mức thấp nhất kể từ năm 1960. Trước đó, năm 1990, có 5,1 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra ở EU, trở thành năm cuối cùng số ca sinh ở khu vực này vượt quá mốc 5 triệu.

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung
Return to top