Thế giới

Kết thúc hội nghị, lãnh đạo Mỹ - Trung kêu gọi hợp tác nhiều hơn nữa

ClockThứ Ba, 16/11/2021 17:13
TTH.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sáng nay (16/11) đã có cuộc gặp trực tuyến đầu tiên kể từ khi ông Biden nhậm chức hồi đầu năm nay. Cả hai nhà lãnh đều lưu ý những điểm căng thẳng và đưa ra các tuyên bố công khai sau cuộc họp, nhấn mạnh những cách thức để tránh xung đột.

Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu hội nghị trực tuyếnMỹ -Trung công bố thỏa thuận tăng cường hợp tác về biến đổi khí hậuTrung Quốc khẳng định “đạt được một số tiến bộ” với Mỹ

Hình ảnh cuộc họp thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters/Vietnamnet

Theo thông báo của Nhà Trắng sau cuộc họp, Tổng thống Biden nói rằng cần có những “hành lang bảo vệ” để đảm bảo cạnh tranh không trở thành xung đột và để giữ cho các đường dây liên lạc luôn mở.

Trong khi đó, chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng để Trung Quốc và Mỹ hòa hợp “trong một kỷ nguyên mới”, cần tuân thủ ba nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. So sánh hai nước giống như hai con tàu lớn, ông Tập nhấn mạnh rằng cả hai cần cùng nhau tiến về phía trước mà không va chạm lẫn nhau.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Biden cho biết hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về cách quản lý các vấn đề cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc một cách có trách nhiệm.

Theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, “cuộc họp diễn ra trên phạm vi rộng, có chiều sâu, thẳng thắn, xây dựng, thực chất và hiệu quả”, đồng thời cũng giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Đúng như dự đoán, các vấn đề kinh tế là một phần quan trọng trong hội nghị trực tuyến sáng nay của hai nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, không có bất kỳ kết luận cụ thể nào được đưa ra sau cuộc họp. Một quan chức Mỹ tiết lộ rằng trong cuộc họp, Tổng thống Biden đã “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Trung Quốc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn I.

Cải thiện căng thẳng Mỹ-Trung

Căng thẳng giữa hai nước leo thang dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, bắt đầu từ vấn đề thương mại và thuế quan đối với các lô hàng hóa trị giá hàng tỷ USD.

Theo tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc, các nhà lãnh đạo kết thúc cuộc họp kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ vào lúc 11:30 tối giờ GMT. Cuộc gặp trực tuyến đã bắt đầu với giọng điệu tích cực và những lời nhận xét thân tình. Chủ tịch Tập cho biết ông “rất vui” khi gặp lại “người bạn cũ” của mình, trong khi Tổng thống Biden nói rằng hai người “chưa bao giờ có thái độ trang trọng với nhau như vậy”.

Tổng thống Biden khẳng định rằng trách nhiệm của các nhà lãnh đạo là “phải rõ ràng và trung thực về những điểm bất đồng, và sẽ hợp tác cùng nhau ở những điểm có sự giao thoa lợi ích của cả hai bên, đặc biệt là về các vấn đề toàn cầu quan trọng như biến đổi khí hậu”. Ông cũng nhấn mạnh “trách nhiệm của chúng tôi với tư cách là các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Mỹ là đảm bảo rằng sự cạnh tranh giữa 2 nước không trở thành xung đột, cho dù có chủ ý hay ngoài ý muốn”.

Cả hai nhà lãnh đạo đều nói rằng sẽ tốt hơn nếu cả hai có cuộc gặp trực tiếp và kêu gọi tăng cường giao tiếp lẫn nhau.

Về phía mình, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng “bày tỏ sự sẵn sàng làm việc với Tổng thống Biden để xây dựng sự đồng thuận và thực hiện các bước tích cực để đưa quan hệ Trung - Mỹ tiến lên theo hướng tích cực”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh sự cần thiết của một mối quan hệ “hoà hợp và ổn định” giữa hai nước.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CBNC)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Return to top