Thế giới
Cuộc họp đầu tiên năm 2022 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC:

Nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế kỹ thuật số và nền kinh tế xanh

ClockThứ Năm, 17/02/2022 14:46
TTH.VN - Các nền kinh tế và doanh nghiệp cần nắm bắt triển vọng tăng trưởng trong nền kinh tế kỹ thuật số và nền kinh tế xanh, ngay cả khi trọng tâm vẫn là mở cửa trở lại biên giới một cách an toàn và duy trì khả năng phục hồi nhanh của chuỗi cung ứng.

Thái Lan đã sẵn sàng đăng cai tổ chức APEC 2022Các nước châu Á - Thái Bình Dương đạt được nhiều cam kết hợp tác

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong​ phát biểu trong một cuộc họp báo. Ảnh minh họa: MCI/TTXVN

Đây là nhận định được Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore, ông Gan Kim Yong đưa ra tại cuộc họp đầu tiên trong năm 2022 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), còn được gọi tắt là ABAC, đang diễn ra từ ngày 15-18/2 tại Singapore.

Trong không gian nền kinh tế kỹ thuật số, có nhiều lĩnh vực cần xem xét để cải thiện kết nối Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B) trong khu vực, ông Gan Kim Yong lưu ý.

Những lĩnh vực này bao gồm quyền truy cập dữ liệu công bằng và an toàn, các luồng dữ liệu xuyên biên giới tự do hơn, tăng cường sự tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số, cũng như tăng cường hợp tác đa phương để tận dụng các công nghệ kỹ thuật số cho sự phát triển bền vững.

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore cho rằng, các thỏa thuận kinh tế kỹ thuật số đã được ký kết, chẳng hạn như Thỏa thuận Kinh tế Kỹ thuật số giữa Singapore và Australia, và Thỏa thuận Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA) giữa Chile, New Zealand và Singapore, cung cấp các điểm tham chiếu hữu ích về những quy tắc chung và tiêu chuẩn tương thích cho hoạt động thương mại kỹ thuật số. Gần đây, các thoả thuận giữa Vương quốc Anh và Singapore, giữa Hàn Quốc và Singapore cũng đã được ký kết.

Bộ trưởng Gan Kim Yong nói thêm: “Tôi khuyến khích các thành viên ABAC thực hiện những thỏa thuận này để cải thiện kết nối Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B) trong khu vực".

Đối với nền kinh tế xanh, việc đẩy mạnh hành động vì khí hậu toàn cầu đã mở ra các cơ hội trong nền kinh tế xanh, chẳng hạn như tài chính xanh, năng lượng tái tạo và những giải pháp carbon thấp. Theo ông Gan Kim Yong, đây là một "ưu tiên toàn cầu và trách nhiệm tập thể", đòi hỏi sự hợp tác ở tất cả các cấp.

Được biết, ABAC là một cơ quan có nhiệm vụ tư vấn cho các nhà lãnh đạo Chính phủ và các quan chức APEC về những vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp quan tâm. Thái Lan đang giữ vai trò Chủ tịch ABAC năm 2022.

Sự kiện nói trên đã được chính thức khai mạc bởi Chủ tịch ABAC 2022, ông Supant Mongkolsuthree. Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) là Ban Thư ký ABAC Singapore, và là đơn vị tổ chức cuộc họp này tại Singapore.

Sự kiện được tổ chức theo cả 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến, đánh dấu cuộc họp trực tiếp đầu tiên của các thành viên ABAC trong gần 2 năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Khoảng 200 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên thuộc APEC đang tham dự cuộc họp.

Tiếp đó, cuộc họp ABAC lần thứ 2 năm 2022 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 25-28/4 tại thành phố Vancouver, Canada.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Business Times & ABAC Online)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông điệp về "Hành trình xanh" bảo vệ môi trường

Chiều 13/5, Trung tâm Đào tạo Kỹ năng mềm Quốc tế Ikigai và Khoa Môi trường, Trường Đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế tổ chức Chung kết Hội thi "Hành trình xanh" cho học sinh Trường THPT Tam Giang (huyện Phong Điền).

Thông điệp về Hành trình xanh bảo vệ môi trường
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top