Thế giới

Cuba cho phép nước ngoài đầu tư vào bán buôn, bán lẻ sau 60 năm

ClockThứ Tư, 17/08/2022 11:03
Quyết định giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp địa phương, song không từ bỏ quyền kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động ngoại thương.

Cuba tiếp tục đặt cược vào du lịch để phục hồi nền kinh tếCuba đẩy mạnh sản xuất, hướng tới mục tiêu tự chủ lương thựcCuba chuẩn bị cho mùa du lịch cao điểmCuba vẫn thu hút đầu tư nước ngoài bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ

Quyết định giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng. Nguồn: theaustralian.com.au

AFP đưa tin Chính phủ Cuba tuyên bố sẽ cho phép đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán buôn và bán lẻ trong nước lần đầu tiên sau 60 năm, trong một động thái nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng.

Quyết định này cũng có thể thúc đẩy ngành công nghiệp địa phương, song không từ bỏ quyền kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động ngoại thương.

Trên mạng xã hội Twitter ngày 16/8, Bộ trưởng Kinh tế Cuba Alejandro Gil viết: "Đầu tư nước ngoài vào bán buôn và bán lẻ, với sự điều tiết của nhà nước, sẽ cho phép mở rộng và đa dạng hóa nguồn cung cho người dân và sẽ góp phần vào sự phục hồi của ngành công nghiệp trong nước."

Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Cuba Ana Gonzalez Fraga, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép sở hữu hoàn toàn các nhà bán buôn Cuba lần đầu tiên kể từ cuộc cách mạng năm 1959 của lãnh tụ Fidel Castro, trong khi các nhà bán lẻ có thể tham gia các liên doanh công-tư.

Cho đến nay, đầu tư nước ngoài tại Cuba chỉ được phép thực hiện trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa trong nước và trong lĩnh vực dịch vụ.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Return to top