Thế giới

IMF: Chia rẽ thương mại có thể khiến kinh tế toàn cầu tổn thất 1,4 nghìn tỷ USD

ClockChủ Nhật, 20/11/2022 07:42
TTH.VN - Sự gia tăng của các rào cản thương mại trong năm vừa qua có thể gây tổn thất 1,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu, bên cạnh những thiệt hại nghiêm trọng do cuộc xung đột ở Ukraine gây ra, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định.

Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC ra Tuyên bố chung phục hồi kinh tếKhai mạc Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29 tại Thái LanNhiều kỳ vọng đặt vào Hội nghị thượng đỉnh G20 và diễn đàn APEC

Bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, trong một cuộc phỏng vấn của Bloomberg Television ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) vào ngày 19/11, người đứng đầu IMF nói rằng, điều bà đang hy vọng được chứng kiến là một số sự đảo ngược trong các khối chính sách trên toàn cầu.

“Thế giới sẽ tổn thất 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ vì sự chia rẽ có thể chia chúng ta thành 2 khối thương mại. Đó là con số 1,4 nghìn tỷ USD”, bà Kristalina Georgieva lưu ý.

Đối với khu vực châu Á, tổn thất tiềm tàng có thể lớn hơn gấp đôi, tương đương hơn 3% GDP, do khu vực này hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, bà Kristalina Georgieva cho biết bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), vừa bế mạc cùng ngày 19/11 tại Bangkok, Thái Lan.

Cũng theo bà Kristalina Georgieva, mặc dù sự chia rẽ thương mại nói trên sẽ gây ra tổn thất đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu, yếu tố lớn nhất làm tổn hại đến tăng trưởng toàn cầu vẫn là cuộc xung đột ở Ukraine.

IMF cảnh báo, tình trạng lạm phát đang tác động nặng nề nhất đến các quốc gia đang phát triển; qua đó, cơ quan này kêu gọi các ngân hàng trung ương tiếp tục nỗ lực để làm giảm tốc độ tăng giá, đồng thời đưa ra một số chính sách trợ cấp, đặc biệt là về chi phí lương thực.

Cho đến nay, đồng USD tăng giá đang tiếp tục gây ra nhiều vấn đề trên khắp những thị trường mới nổi, khi các nhà đầu tư đổ xô tìm đến tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh những dấu hiệu cho thấy phần lớn nền kinh tế toàn cầu có thể đang tiến tới một cuộc suy thoái.

Từ đó, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh, các quốc gia trong khu vực châu Á cần cùng nhau nỗ lực để vượt qua tình trạng phân mảnh, nhằm duy trì tăng trưởng, nhất là khi phải đứng trước vô số cú sốc kinh tế khác gây ra bởi đại dịch COVID-19, cuộc xung đột ở Ukraine, cũng như chi phí sinh hoạt gia tăng.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top