Thế giới

ASEAN hợp tác phát triển thành phố thông minh

ClockChủ Nhật, 04/12/2022 07:53
Trong Tuyên bố Phnom Penh, những người đứng đầu thủ đô các nước thuộc ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng các thành phố linh hoạt hơn, bền vững hơn và thông minh hơn.

Indonesia và đường hướng cho năm Chủ tịch ASEAN 2023Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023

Đường phố ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 2/12, những người đứng đầu thủ đô các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tuyên bố sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chặt chẽ và hợp tác toàn diện vì sự phát triển của các thành phố thông minh, có khả năng chống chịu và bền vững trong khu vực.

Tuyên bố trên được đưa ra sau Hội nghị Thị trưởng thủ đô các nước ASEAN 2022, diễn ra tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia dưới sự chủ trì của Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng.

Trong Tuyên bố Phnom Penh, các thị trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa thành phố với thành phố trong việc mở ra tiềm năng của các dự án hợp tác cho tất cả các bên và các đối tác hỗ trợ tương ứng.

Tuyên bố cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng các thành phố linh hoạt hơn, bền vững hơn và thông minh hơn, không chỉ có khả năng hấp thụ, phục hồi và chuẩn bị cho những cú sốc không lường trước mà còn là những thành phố đổi mới và thân thiện với môi trường, trong bối cảnh các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu...

Các thị trưởng nhất trí tăng cường cam kết hướng tới một cộng đồng thông minh, kiên cường và bền vững, có khả năng cạnh tranh về kinh tế, bền vững với môi trường và có trách nhiệm với xã hội, thông qua việc triển khai đầy đủ các dự án thí điểm của Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN. Những dự án này sẽ tập trung vào công dân và xã hội, sức khỏe và hạnh phúc, an toàn và an ninh, môi trường chất lượng, cơ sở hạ tầng, công nghiệp và đổi mới.

Những người đứng đầu các thành phố cũng khuyến khích sự tham gia của công dân ở thủ đô các nước ASEAN bằng cách trang bị cho họ các kỹ năng và kiến thức về công nghệ và kỹ thuật số, cũng như thúc đẩy khởi nghiệp xanh.

Các đại biểu nhất trí sử dụng các công nghệ hiệu quả và đổi mới để giải quyết các vấn đề an ninh đô thị như an ninh nước, lương thực và năng lượng, quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, kết nối giao thông vận tải và hậu cần, quản lý và lập kế hoạch tái định cư...

Phát biểu khai mạc hội nghị trước đó cùng ngày, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cho biết các thành phố là "trái tim" của các quốc gia và khu vực, là nơi diễn ra mọi hoạt động, đặc biệt là kinh tế-xã hội, văn hóa và chính trị. Điều này có nghĩa là sự phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ, bền vững và toàn diện phải bắt đầu bằng việc xây dựng và kết nối các thành phố thông minh, linh hoạt và bền vững./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top